Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của Nghị định 114/2018 về quản lý an toàn đập và đề xuất sửa đổi [Bài 5/10 bài]

18/01/2025 09:21

8

Như đã trình bày trong Chuyên đề 3, Khung quản lý an toàn đập quốc gia của Việt Nam cũng giống như của các nước khác trên thế giới, đều dựa trên 4 trụ cột chính sau đây:

1) Quy định pháp luật về an toàn đập: bao gồm hoàn thiện hành lang pháp lý (Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Hướng dẫn, Tiêu chuẩn kỹ thuật, ....), 

2) Hệ thống quản trị (mô hình tổ chức, vai trò và trách nhiệm của từng tổ chức....); Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin phục vụ quản lý an toàn đập: bao gồm xây dựng cơ sở dữ liệu cho toàn bộ danh mục đập quốc gia, có khả năng chia sẻ, được cập nhật thường xuyên liên tục, ứng dụng các TBKT trong việc bảo đảm thông tin trong mọi điều kiện, cung cấp thông tin khí tượng thuỷ văn kịp thời, ... phục vụ quản lý an toan đập. Nguồn lực cho quản lý an toàn đập, bao gồm yếu tố con người và tài chính: người quản lý trực tiếp và công chức quản lý nhà nước về an toàn đập phải được đào tạo nghề nghiệp theo vị trí việc làm. Chi phí bảo trì đập hàng năm phải đáp ứng (theo tỷ lệ % theo doanh thu, hiệu quả của đập mang lại). 

3) Kiểm tra/giám sát đập: Mục tiêu của giám sát là (a) tổng hợp lịch sử chính xác của các quan sát liên quan đến việc đánh giá an toàn đập, (b) cho phép thường xuyên đánh giá và báo cáo hoạt động an toàn của đập, và (c) tạo điều kiện cho việc phát hiện và báo cáo sớm các thiếu sót tiềm ẩn hoặc xu hướng bất lợi. Do đó, cần thiết lập một chương trình giám sát đập đầy đủ, bao gồm việc kiểm tra thường xuyên đối với đập và các công trình liên quan và giám sát thiết bị, phân tích dữ liệu, đánh giá và lưu trữ. Tần suất kiểm tra và phân tích dữ liệu giám sát nên thay đổi tùy thuộc vào các nhiệm vụ cụ thể, mức độ phức tạp của hệ thống và phân loại rủi ro hoặc nguy cơ tiềm ẩn của đập.

4) Năng lực ứng phó tình huống khẩn cấp (bao gồm công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục), trong đó công tác đào tạo, diễn tập kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp hết sức quan trọng.

Khung quản lý an toàn đập quốc tế đã trình bày ở chuyên đề 1, đặc biệt Luật an toàn đập của Ấn độ năm 2021 được dịch nguyên văn ở chuyên đề 2. Chuyên đề 3 trình bày chi tiết các quy định pháp luật trong khung quản lý an toàn đập của Việt Nam. 

Dựa vào các chuyên đề nói trên, chuyên đề này sẽ phân tích những quy định còn có sự khác biệt giữa quy định của Việt Nam so với thực hành quốc tế theo các trụ cột nói trên.

<Xem tòan văn Báo cáo> tại đây