Các đập ở Nhật Bản góp phần chống lũ. [14/7/07]

13/07/2007 16:30

17

Các đập ở Nhật Bản góp phần chống lũ

 

Nhật Bản có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, địa hình khá dốc, nhiều đồi núi nhưng cũng là đất nước thường xuyên bị thiệt hại nặng do thiên tai gây ra như động đất, thuỷ triều và núi lửa..

Đô thị hoá càng cao thì thiệt hại do thiên tai lại càng lớn và cũng vì lí do đó mà các dự án  phòng chống thiên tai ở Nhật Bản ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn, đặc biệt là các dự án chống lũ. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Công nghệ Điều khiển từ xa của Nhật Bản – Remote Sensing Technology Center of Japan thì thiệt hại do lũ lớn gấp khoảng 4,50 lần so với thiệt hại do núi lửa gây ra.

 


Một trường hợp điều tiết hồ chứa nước có thể giảm được lưu lượng lũ 800m3/s xuống còn 200m3/s.

 

Trận lũ năm 1953 đã gây thiệt hại nặng nề ở lưu vực sông Chikugo. Sau đó, nhờ có các đập Shimouke  và Matsubara mà thiệt hại do trận lũ lớn 1979 lớn hơn nhưng gây ra không đáng kể so với năm 1953. Vì vậy việc sử dụng đập để điều tiết lưu lưọng lũ ở hạ lưu là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm thiệt hại do lũ gây ra.

 

 

Diện tích ngập lụt năm 1979 (sau khi có hồ) và diện tích ngập lụt năm 1953 (trước khi xây dựng)

 

Chú trọng giải pháp nhằm nâng cao khả năng chống lũ của các đập bằng cách:

    

-  Nạo vét phù sa tích đọng trong các hồ chứa hoặc tăng chiều cao đập.

-  Xây thêm đập khác ở thượng lưu và kết hợp vận hành các hồ điều tiết bậc thang.

 

 


Đập xây lớn hơn để tăng dung tích chứa   hoặc t
ăng số lưọng hồ chứa theo bậc thang  để tăng khả năng chống lũ.

 

 

 

Đập Hiyoshi  (Kyoto)

 

 (Đào Thị Lộc)