Ảnh hưởng của chế độ nước mặt ruộng đến phát thải khí mêtan trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông Hồng. [27/9/07]

26/09/2007 18:23

25

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ NƯỚC MẶT RUỘNG ĐẾN PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TRÊN RUỘNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh

PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh

(Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Ninh Thuận),

PGS.TS.Nguyễn Quang Trung,

ThS. Nguyễn Việt Anh,

(Viện Khoa học Thuỷ lợi)

 

Chế độ nước mặt ruộng là một trong các nhân tố chính tác động  đến quá trình  phát thải  khí  mêtan  ruộng lúa.

Bài viết giới thiệu  kết quả  đo đạc thực nghiệm  về ảnh hưởng của chế độ nước mặt ruộng đến phát thải khí Mê tan trên ruộng lúa từ năm 2004 ÷ 2006 tại Trạm Khí tượng Nông nghiệp Hoài Đức (Hà Tây).

 

 

 

 Ruộng lúa đồng bằng sông Hồng

  


Kết quả nghiên cứu cho thấy, cường độ phát thải khí Mê tan trong các giai đoạn phơi ruộng đa số đều nhỏ hơn so với trường hợp tưới ngập thường xuyên, nhưng giảm rõ rệt nhất ở thời kỳ có lượng phát thải lớn nhất (giai đoạn Đẻ nhánh và Làm đòng). Tổng lượng phát thải khí Mê tan trong trường hợp tưới ngập Nông thường xuyên từ 369,1 ÷ 457,2 kg CH4/ha/vụ, còn trường hợp tưới Nông lộ phơi từ 340,3 ÷ 401,5 kg CH/ha/vụ, tỷ lệ giảm phát thải trung bình từ 7,8 ÷ 14,9 %. Ngoài ra, trong một số kết quả nghiên cứu liên quan của tác giả đã chỉ rõ, áp dụng tưới Nông lộ phơi có thể tiết kiệm nước tưới và tăng năng xuất lúa so với phương pháp tưới ngập truyền thống.

(Mời xem toàn văn trong phần tiếng Anh, mục “Science & Technology”)