Nhìn lại khoảnh khắc đầu tiên lũ 2007 về trên công trường Cửa Đạt (Thanh Hoá).[07/10/07]
06/10/2007 08:08
Nhìn lại khoảnh khắc đầu tiên lũ 2007 về trên công trường Cửa Đạt (Thanh Hóa) Lưu lượng thường xuyên qua tunen Nước bắt đầu chảy xiết qua tunen Và tràn qua phần đập đang xây dựng giữa lòng sông ở cao trình +50m Phần đập giữa lòng sông dưới làn nước lũ Cả đời thi công thủy lợi, mấy khi thấy cảnh tượng hùng vĩ thế này Mà hùng vĩ thật !! Xuôi về hạ lưu
Chỉ những đập rất nhỏ mới có thể được xây dựng gọn trong một mùa khô. Khi phải xây dựng đập qua nhiều mùa khô thì phải có biện pháp đối phó với dòng lũ giữa hai mùa khô. Lũ về khi chưa chặn dòng thì phải có cách chuyển toàn bộ nước lũ về hạ du. Khi đã chặn dòng, nước bắt đầu trữ trong hồ thì phải đảm bảo tiến độ vượt lũ để dòng lũ qua phần đập tràn (spillway) chứ không qua đập chắn (embankment). Đập Cửa Đạt là loại đập đá đầm nện có bản mặt bê tông (concrete face rockfill dam – CFRD) (chi tiết về đập này đã được giới thiệu trong một số bài tại www.vncold.vn ), được khởi công tháng 2/2004, chặn dòng tháng12/2006 nên mùa lũ năm nay 2007, phải có phương án thoát lũ về hạ du. Vì đá đầm nện là vật liệu có thể chịu được nước tràn qua nên việc cho lũ tràn qua đập CFRD đã được áp dụng có hiệu quả tại nhiều nơi trên thế giới. Các chuyên gia đã thiết kế phương án như vậy cho đập Cửa Đạt. Mặt đập ở lòng sông tại cao trình +50 và mái hạ lưu được gia cố bởi đá được bọc trong rọ và khung thép. Nước lũ về hạ du qua tunen vốn dùng để thoát lưu lượng thường xuyên và phần còn lại sẽ tràn qua mặt đập.
Dưới đây là hình ảnh khoảng khắc đầu tiên lũ về trên công trường Cửa Đạt sáng sớm 4/10/2007
(bài và ảnh: phóng viên www.vncold.vn)