Góp ý nhỏ về viết danh từ riêng nước ngoài(nhân đọc bài “Tính toán thuỷ lực máng lấy nước Chi Rôn”).[14/10/07]
13/10/2007 13:09
Góp ý nhỏ về viết danh từ riêng nước ngoài
(nhân đọc bài “Tính toán thuỷ lực máng lấy nước Chi Rôn”)
Viết những danh từ riêng nước ngoài trong tiếng Việt như thế nào đã được bàn đến từ lâu lắm rồi, song cũng chưa có qui tắc nào được chính thức công nhận. Trên sách báo, và cả trên trang www.vncold.vn của chúng ta cũng chưa được chú ý đúng mức.
Cho đến giữa thế kỷ trước, những danh từ riêng nước
ngoài được ghi theo phát âm Hán-Việt của phiên âm tiếng Trung như: “Pháp-lãng-xa” (France: nước Pháp), “Anh-cát-lợi” (England: xứ Anh), “A’-tế-á” (Asia: châu Á), “Nga-la-tư” (Россия, Rossiya: nước Nga), ”Mã-khắc-tư” (Marx), “Ân-cách-tư” (Engels), ”Ba-
lê” (
Cùng với sự giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng phong phú, ta gặp ngày càng nhiều danh từ riêng nước ngoài. Cách viết và cách đọc cũng muôn vẻ. Về viết, tựu trung có 2 cách: viết phiên âm và viết nguyên gốc.
· Viết phiên âm thì có vẻ “đại chúng”, người không biết ngoại ngữ vẫn có thể đánh vần để đọc. Tuy nhiên cách này có 2 nhược điểm. Một là phiên âm không chính xác, không chuẩn, tuỳ theo từng người. Chỉ một từ mà mỗi người đọc một kiểu, khi viết ra rất khác nhau. Ngoài ra, trước đây phiên âm theo Hán, sau đó theo Pháp, rồi theo Nga và gần đây theo Anh. Ví dụ, từ tiếng Nga quen thuộc Сталин, tiếng Pháp phiên ra là Staline, tiếng Anh là Stalin. Trước đây đã từng được phiên âm Hán-Việt là “Từ-đại-lâm”, sau theo gốc là “Xít-ta-lin” cũng dễ đọc, rồi “Xta-lin”. Nhưng vẫn không ổn vì trong tiếng Việt không có phụ âm ghép “xt”. Ngôn ngữ là lĩnh vực phức tạp, mỗi thứ tiếng có những đặc điểm riêng và rất khó phiên âm từ tiếng này sang tiếng khác. Trong những tiếng Slave (Nga, Séc,...) có rất nhiều từ, trong đó gồm nhiều phụ âm ghép, chẳng hạn ở Séc có từ “prst” không có nguyên âm, phiên âm ra tiếng Việt sẽ là “pờ-rờ-xờ-tờ”. Mặt khác, việc phiên âm những từ Việt trong tiếng nước ngoài cũng khó không kém.
· Vì vậy trên thế giới chủ yếu dùng cách thứ hai là viết theo nguyên gốc. Những ngôn ngữ không dùng chữ cái Latinh (như tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hindu, Arập, Nga, Hy Lạp,..) thì chuyển đổi sang chữ Latinh theo nguyên tắc đã được qui định. Như vậy, tác giả cứ viết đúng nguyên gốc, còn phát âm thế nào thì tuỳ người đọc. Ở nước ta, cách này cũng đã bắt đầu được dùng phổ biến, và rất nên dùng cho phù hợp với xu thế chung của thế giới và yêu cầu mở rộng hội nhập hiện nay.
Trở lại bài “Tính toán thuỷ lực máng lấy nước Chi Rôn”. Tác giả đã phiên âm và sử dụng một số từ trong các tài liệu Nga nhưng chưa chú ý đến những nguyên tắc phiên âm danh từ riêng. Viết là “Chi Rôn” , hai từ đều viết hoa(!), thì quá xa với nguyên gốc “Tyrone” vì đã viết lại theo từ Nga “Тирон”. “Tyrone” ở đây là tên người đã sử dụng cống lấy nước kiểu này. Trong thuỷ lợi không ít người dùng từ này nhưng không chú ý nguồn gốc của từ. Nên viết lại cho đúng là “máng lấy nước Tyrone”. Tên tác giả Nga “EA. Zamatin” cũng bị viết sai, “E” và “A” là những chữ đầu của 2 từ khác nhau: tên và đệm. Cần viết lại là “E.A. Zamarin”. Khi viết tên nhà xuất bản “Mockba” thì người viết có ý theo nguyên gốc tiếng Nga nhưng viết không đúng, vì mẫu tự Nga không có chữ “b” và không viết chữ “k” như vậy. Viết nguyên gốc tiếng Nga phải là “Москва” và chuyển sang chữ cái Latinh là “Moskva”. Cần viết là “Nhà xuất bản Moskva”. Moskva là thủ đô nước Nga, trước kia thường được phiên âm Hán-Việt là “Mạc-tư-khoa” (“...Mạc-tư-khoa của ta ơi!...” – thơ Tố Hữu). Tiếng Pháp viết là “Moscou”, tiếng Anh là “
(An Hồng Anh - www.vncold.vn)