Đập thủy điện nào thuộc 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ?[16/10/07]

15/10/2007 18:40

17

Đập thủy điện nào thuộc 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ?

 

Được xếp hạng là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, đập thủy điện Hoover còn được công nhận là kỳ quan lịch sử quốc gia và là một trong 100 kỳ quan của thế giới ở thế kỷ 20.


Đây cũng là đập cổ nhất trong số các đập cao trên 150m được xây dựng trên đất Mỹ .

Đập mang tên của Tổng thống Herbert Hoover vì ông đóng vai trò chính trong việc hình thành công trình kiên cố này.

Địa hình nơi Colorado chảy qua


Đập Hoover được xây dựng tại Black Canyon thuộc con sông Colorado. Vị trí của đập nằm giữa hai tiểu bang ArizonaNevada.

Nhìn từ hạ du. 

 

Được khởi công xây dựng ngày 20/4/1931, xây dựng chỉ trong 5 năm, kết thúc năm 1936.

Đập về đêm


Công trình được chia làm nhiều giai đoạn: chuyển hướng chảy của dòng sông (dẫn dòng), xử lý nền móng, đổ bê-tông, và cuối cùng là lắp ráp thiết bị điện.

Cửa lấy nước trên đập


Để bảo vệ công trình đang xây dựng không bị lụt lở bởi nước sông có thể tràn vào, hai đê quai khổng lồ đã được xây dựng trong năm 1932. Mãi đến tháng 6 năm 1933, nền mới được xử lý xong, hơn một triệu mét khối đá đã được lấy đi bằng nhân công và nổ mìn thủ công. Công trình dẫn dòng là 04 đường hần (tuynen) đã được xây dựng với chu vi mỗi đường hầm đến 17m, dài gần 5km.

 

Kế đến là phần đổ bê-tông cũng được bắt đầu trong cùng năm 1933. Vì bê-tông khi nóng sẽ cong lại và nguội một cách không đồng đều, các kỹ sư ước tính rằng nếu đập được đổ bê-tông một lớp thật dày, thì phải mất đến 125 năm mới nguội đồng đều, kết quả là trong thời gian đó, đập sẽ bị nứt và bể dần ra từng mảng. Để tránh tình trạng này, đập đã được xây bằng cách đổ từng lớp bê-tông hình tứ giác không có cạnh song song (trapezoid) liên kết với nhau và chỉ mỏng chừng sáu inches (khoảng 15 cm). Đập cũng còn được làm nguội bằng những ống dẫn nước phía bên trong và giữa các lớp bê-tông. Lượng bê-tông xây đập Hoover nếu được dùng để xây đường hai chiều xe chạy, thì con đường có thể nối từ thành phố New York ở bờ đông đến thành phố San Francisco ở bờ tây Hoa Kỳ.

 

Hai mục tiêu chính của việc xây đập Hoover là để cung cấp nguồn nước và nguồn điện cho các tiểu bang lân cận. Mười bảy máy phát điện của đập Hoover có thể sản xuất tối đa là 2,071 megawatts năng lượng thủy điện.

Mười bảy tuabin phát điện của nhà máy


Ngoài ra, đập Hoover còn dùng làm phương tiện giao thông thuộc xa lộ 93. Tuy nhiên, biến cố ngày 11/9/2001 đã khiến cho giới chức chính quyền đi đến quyết định sẽ xây một cây cầu bê-tông với hệ thống dây cáp để thay thế cho con đường đi qua đập hiện tại. Dự định sẽ được hoàn tất vào năm 2010.

Cầu sẽ được xây dựng và hoàn thành vào năm 2010 (ảnh mô phỏng)


Với chiều cao 221,4 mét, Hoover là đập cao thứ nhì trên nước Mỹ (đã thống kê trong mục Đập lớn thế giới của www.vncold.vn). Đập có chiều dài 379.2 mét xây theo hình móng ngựa. Chân của đập dày 200 mét và đỉnh đập kết hợp dùng làm đường giao thông rộng 15 mét.  

 

Hồ chứa nước Hoover cùng đập bê tông đã tạo ra quần thể du lịch. Hiện nay, mỗi ngày có trên 20.000 khách tham quan du lịch đến thăm và thưởng ngoại vẻ đẹp hùng vĩ nhân tạo lừng danh này (vé 10USD/người). Khách có thể đi thang máy bên trong thân đập để tham quan gian nhà máy thủy điện, đường ống lấy nước, thiết bị đo đạc quan trắc của đập.

 
Chắc bạn đã biết hoặc nghe đến thành phố Las Vegas, thành phố về đêm. Thủy điện Hoover không những cung cấp điện cho cả thành phố này (chỉ chiếm 15% sản lượng điện của công trình) mà còn cho cả vùng rộng lớn phía Nam California (hai tiểu bang Arizona, Nevada và hơn 10 thành phố lân cận).


"Bình hoa muôn màu" Hoover trong ngày khánh thành


Một số thông tin của hồ chứa:

- Diện tích lưu vực: 167.800 dặm vuông

- Lưu lượng lũ  thiết kế 1.130.000 cfs.

- Lưu lượng thiết kế xả lũ của tràn 260,000 cfs

- Diện tích mặt hồ 1.234,2 ft.

- Dung tích hữu ích 28,537,000 acre-ft

- Chiều dài đỉnh đập 1.232 ft

- Chiều rộng đỉnh đập 45ft

- Thể tích đập  4,400,000 cu yd



(Nguyễn Hoài Nam - www.vncold.vn -  biên tập)