Có phải sự cố vừa qua tại đập Cửa Đạt là do lũ lớn vượt tiêu chuẩn thiết kế?[23/10/07]

23/10/2007 00:23

26

Có phải sự cố vừa qua

 

Ông Hoàng Xuân Hồng

tại đập Cửa Đạt là do lũ

lớn vượt tiêu chuẩn thiết kế?

Phóng viên www.vncold.vn vừa phỏng vấn ông Hòang Xuân Hồng, Kỹ sư  cao cấp, về sự cố tại công trình Cửa Đạt. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Hỏi: Thưa ông, có tin nói rằng đập Cửa Đạt vừa qua “bị vỡ”. Thế nào thì gọi là “vỡ đập”?

Trả lời: Nói rằng sự cố tại đập Cửa Đạt là “vỡ đập” trong đợt lũ đầu tháng 10/2007 vừa qua là chưa chính xác. Đập vẫn đang trong giai đoạn thi công. Phần đập trên bãi đã có chỗ đạt xấp xỉ cao trình đỉnh (+117m) và không bị ảnh hưởng gì. Chỉ có đoạn ở lòng sông vẫn còn tạm để ở cao trình thấp (+50m)  dùng cho lũ tràn qua trong năm 2007. Đoạn này có  một phần bị xói trôi. Hiện tượng xói trôi đã diễn ra từ từ, trong gần hai ngày-đêm chứ không “tức thời” như thường được hiểu với từ “vỡ”.

Hỏi: Theo nhận định của ông, trận lũ vừa qua đã phải là trận lũ lịch sử trên sông Chu và vượt quá mức thiết kế dẫn dòng?

Trả lời: Việc đánh giá mức độ và các đặc trưng của dòng lũ thuộc chức trách của Cơ quan Khí tượng Thủy văn. Theo báo cáo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung bộ ngày 05/10/2007, lưu lượng lũ vừa qua ở Trạm thuỷ văn Cửa Đạt được xác định là đã vượt  lưu lượng thiết kế dẫn dòng với tần suất 5% .

Hỏi: Ông có cho rằng phương án dẫn dòng qua phần đập đang xây ở Cửa Đạt là hợp lý?

Trả lời: Có nhiều cách dẫn dòng khi thi công đập đá. Dẫn dòng qua phần đập tại lòng sông ở cao trình thấp như tại Cửa Đạt là biện pháp đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam đã  từng  được  áp  dụng  tại đập thủy điện Tuyên Quang,....  Biện pháp này thường có giá thành tương đối thấp. Tuy nhiên khi lựa chọn thì cần xem xét kỹ về kinh tế-kỹ thuật.   

Hỏi: Có ý kiến cho rằng chọn tần suất thiết kế lũ dẫn dòng qua phần đập làm tràn tạm là chưa phù hợp, xin ông bình luận về ý kiến đó?

Trả lời: Tư vấn thiết kế đã làm theo đúng tiêu chuẩn TCXDVN-285: 2002. Lúc dẫn dòng, phần đập cho lũ tràn qua được xem như công trình tạm. Sau này, khi xong nhiệm vụ tràn tạm thì nó trở thành một phần của đập chính và tất nhiên để là một phần đập chính thì nó phải đảm bảo đủ các tiêu chí về kỹ thuật như độ chặt, độ ổn định,...Tuy nhiên, điều cần phải hết sức chú trọng là khi làm tràn tạm với cao trình đã chọn thì kết cấu của thân đập cũng như sự nối tiếp giữa đập với 2 bên bờ và hạ lưu phải đủ chống được lũ có tần suất thiết kế.

PV: Xin cám ơn ông.


Rất nhiều cây lớn trôi theo dòng lũ tạo lực xung rất mạnh vào đập Cửa Đạt