Kiểm soát lũ và cải tạo môi trường ở Đồng Tháp Mười.[18/11/07]

17/11/2007 11:28

31

Giải pháp kiểm soát lũ và cải tạo môi trường

ở vùng Đồng Tháp Mười

GS.TS. Đào Xuân Học

Trường Đại học Thủy lợi

 

Đồng Tháp Mười là một vùng đất thấp với diện tích trên 700 nghìn hécta, hiện vẫn còn 40% tổng diện tích đất của vùng bị nhiễm phèn nặng. Do lượng lũ tràn lớn, địa hình trũng thấp, xa nơi nhận nước tiêu và bị tác động mạnh của chế độ bán nhật triều ở biển Đông, nên hàng năm Đồng Tháp Mười vẫn phải chịu ngập lũ sâu và dài ngày, với chân lũ năm 2000, nhiều vùng bị ngập sâu tới 3,5m và kéo dài từ 4,5 đến 5 tháng.

 


Đồng Tháp Mười có đến 40% diện tích bị ngập nhiễm phèn nặng.


Hệ thống kênh mương trong vùng bị ảnh hưởng chế độ triều từ nhiều hướng tạo nên một vùng giao thoa nước rộng lớn, là nơi lưu cữu nước phèn từ bao đời nay trong các tháng 5, 6, 7, 8 hàng năm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, ngư nghiệp và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên nếu được rửa phèn thường xuyên, chủ động trong kiểm soát lũ sẽ biến thành đất đai màu mỡ mang lại những lợi ích to lớn cho nông, ngư nghiệp và cho môi trường.

 

 
Loài hoa đẹp nhất ở vùng Đồng Tháp Mười.
Căn cứ vào những diễn biến của lũ lụt trong các năm qua, căn cứ vào điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng Đồng Tháp Mười, những mục tiêu cụ thể mà kế hoạch kiểm soát lũ cho Đồng Tháp Mười hướng tới bao gồm: bảo đảm an toàn cho con người, bảo vệ sản xuất, bảo vệ cơ sở hạ tầng; cải thiện tình hình thoát lũ để làm giảm độ sâu, rút ngắn thời gian ngập lũ, tăng cường sự trao đổi nước để cải tạo đồng ruộng; sử dụng nước lũ và phù sa vào việc cải tạo đất, cải tạo môi trường vùng đất phèn; nâng cao khả năng thoát lũ của sông Vàm Cỏ Tây, cải tạo chất lượng nước sông Vàm Cỏ, biến sông Vàm Cỏ thành trục trữ nước, cấp nước, giao thông thuỷ và vực nuôi thủy sản; kết hợp việc cải tạo hành lang thoát lũ với việc cải tạo vùng ven sông thành các hồ rừng, tạo nền tảng cho việc bảo vệ sinh cảnh vùng đất ngập nước, xây dựng các tổ hợp nông – lâm – ngư nghiệp, lâm – công nghiệp, khai thác tài nguyên đa dạng vùng sông Vàm Cỏ. Trên cơ sở đó, trục sông Vàm Cỏ thành trục phát triển kinh tế quan trọng trong vùng Đồng Tháp Mười.


Hãy bấm vào đây để xem toàn văn bài viết (PDF, 238KB): DTM.pdf