Cừ bê tông cốt thép dự ứng lực ở đồng bằng sông Cửu Long.[25/11/07]

24/11/2007 23:04

23

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KẾT CẤU CỐNG LẮP GHÉP BẰNG CỪ BÊ TÔNG CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

Th.S Phan Thanh Tùng và các cộng tác viên
 

Bài viết để xuất nguyên lý tính toán thiết kế và công nghệ thi công một kết cấu cống mới lắp ghép bằng cừ bê tông cốt thép dự ứng lực:  Kết cấu bền vững, kết hợp giao thông thủy bộ thuận lợi, thi công giữa lòng sông ( không đắp đe quây và dẫn dòng thi công), tiến độ thi công nhanh, chi phí đầu tư rẻ, ... phù hợp xây dựng ở vùng ảnh hưởng triều thấp đồng bằng sông Cửu Long.

 

Đặt vấn đề của tác giả

 

Từ trước đế nay trong lĩnh vự kỹ thuật thủy lợi, các công trình xây dựng cống ở Việt Nam phần lớn là các loại cống đồng bằng kiểu bê tông cốt thép truyền thống làm. Tùy thuộc yêu cầu sử dụng, cống được thiết kế có một hoặc nhiều khoang cửa cống, kích thước chiều rộng từ B = 2-3m đến hàng trăm mét.

 

Qua khai thác sử dụng các công trình đã xây dựng cho thấy hạn chế của kết cấu cống kiểu truyền thống:

 

-          Thu hẹp dòng chảy quá lớn, thường 50-70% giảm khả năng tiêu thoát nước, làm thay đổi môi trường tự nhiên, phải xử lý tiêu năng tốn kém.

-          Diện tích mất đất vĩnh viễn lớn để thi công xây dựng công trình gây khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

-          Phải thi công trong điều kiện làm khô hố móng, nên thời gian thi công kéo dài,... ảnh hưởng đến môi trường, đời sống và sản xuất của nhân dân.

-          Giá thành công trình cao (750-900 triệu đồng/1m ngang cửa cống).

Để khắc phục các tồn tại nêu trên của kết cấu cống kiểu truyền thống, trong những năm qua nhiều công trình nghiên cứu các giải pháp kết cấu cống mới đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

 

Bài viết này giới thiệu “ Kết cấu cống lắp ghép bằng cừ bê tông cốt thép dự ứng lực” do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì  phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu thực hiện, đã ứng dụng ở công trình cống ngăn mặn Ninh Quới (tỉnh Bạc Liêu) năm 2003 – 2004.

 

Bấm vào đây để xem chi tiết bài viết (PDF; 220KB)