Hồ chứa nước Nước Trong [11/12/07]
10/12/2007 22:17
HỒ CHỨA NƯỚC NƯỚC TRONG
Cụm công trình đầu mối hồ chứa nước nằm trên địa bàn xã Sơn Bao huyện Sơn Hà, cách thị xã Quảng Ngãi khoảng 50 Km về phía Tây, cách thị trấn Sơn Hà khoảng 10 Km về phía Tây - Tây Bắc.
Nhiệm vụ dự án:
- Bổ sung nguồn nước, ổn định tưới cho 52.600 ha đất nông nghiệp thuộc hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham vào các tháng mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 8) với mức đảm bảo cấp nước 75%.
- Tạo nguồn cấp nước công nghiệp sinh hoạt: Khu kinh tế Dung Quất, thành phố Vạn Tường: 3,95m3/s; Thành phố Quảng Ngãi và 7 huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi: 1,75m3/s.
- Cấp nước chăn nuôi: 0,5m3/s.
- Cấp nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản: 2980 ha
- Phát điện: công suất lắp máy NLM =16 MW.
- Giảm ngập lụt hạ lưu với tần suất 10%: 0,24m
- Kết hợp phát triển du lịch, giảm xâm nhập mặn hạ du, cải tạo môi trường sinh thái cho vùng dự án.
Các chỉ tiêu thông số chủ yếu:
Các hạng mục chính của công trình:
1. Đập không tràn:
Đập không tràn dài 437m được đặt trên nền đá phong hoá nhẹ hoặc vừa. Đập không tràn được thiết kế có mặt cắt cơ bản hình tam giác, mái hạ lưu 0.80. Từ cao trình 80.00m lên đỉnh đập có mái thượng lưu là 0, dưới cao trình 80.00m có mái là 0.2. Mặt thượng lưu đập là tường bê tông đầm lăn cấp phối 2 M20(90), B-6 và bê tông biến thái. Chiều dày lớp BTĐL cấp phối 2 chống thấm từ 3m ở đỉnh đập và tăng đến 6.0m ở chân đập. Thân đập là khối bê tông đầm lăn cấp phối 3 M15(90), B-2.
2. Tràn xả lũ:
- Tràn xả lũ có mặt cắt dạng thực dụng với đường mặt tràn được thiết kế theo Quy phạm thiết kế đập trọng lực bê tông DL5108-1999 của Trung Quốc.
- Kết cấu thân đập tương tự như đập không tràn. Riêng phần tràn nước là BTCT M40(90), B-10 dày 2m sử dụng phụ gia chống mài mòn để chịu được lưu tốc cao. Dốc nước được nối tiếp với bể tiêu năng hạ lưu đập bằng đoạn cong ngược với bán kính cong R=20m. Bể tiêu năng được thiết kế bằng BTCT M30(28), chiều dài toàn bộ bể là 77m được đặt trên nền đá phong hoá nhẹ. Phạm vi 25m đoạn đầu của bể có bố trí các mố tiêu năng để nâng cao hiệu quả tiêu năng cho bể.
- Sân sau tiêu năng có cao trình mặt trên là 68.5m được gia cố bằng BTCT M25 dày 1.5m và đặt trên đới đá phong hoá vừa hoặc nhẹ.
- Hạ lưu đập, bên dưới lớp cát sỏi lòng sông là đới đá phong hoá nhẹ hoặc vừa, hai bờ được gia cố kè BTCT nên chiều dài sân sau chỉ bố trí cấu tạo dài 26.6 m.
3. Tiêu thoát nước thân đập và nền đập bê tông:
a. Tiêu thoát nước thân đập:
Hệ thống tiêu thoát nước thân đập được bố trí thành 1 hàng sau lớp bê tông chống thấm mặt thượng lưu đập, cách mặt thượng lưu 6.05m để giảm áp lực thấm bên trong thân đập.
b. Tiêu thoát nước nền đập:
Bố trí hệ thống tiêu thoát nước nền đập có đường kính khoan là D=130mm ở nền đập, khoảng cách giữa 2 hố khoan là 3m. Lỗ khoan tiêu nước nền được khoan nghiêng về hạ lưu một góc 15o so với mặt thẳng đứng. Ngoài ra một hàng thoát nước phụ dọc theo đoạn hành lang giao thông bờ phải nối với hàng thoát nước nền chính dọc theo tim đập để đón và giải tiêu nước thấm từ vai đồi bờ phải.
4. Hành lang trong thân đập:
Hành lang khoan phụt đáy đập: có cao độ đáy thấp nhất +72.00m ở phần lòng sông khoang đập tràn, 2 bên vai theo cao độ mặt trên của bê tông đáy đập. Hành lang khoan phụt được thiết kế có kết cấu là BTCT đúc sẵn M20(28) dày 0.20m, dài mỗi cấu kiện là 1m, có dạng vòm đỉnh, bên trong có chiều rộng là 3m, chiều cao 3.8m, bán kính vòm đỉnh 1.5m. 2 bên chân tường có thiết kế rãnh tập trung nước thấm từ mặt thượng lưu về và dưới nền lên.
- Hành lang kiểm tra có cùng cao độ đáy +95,70m, 2 đầu là đoạn nối với hàng lang khoan phụt. Hành lang kiểm tra được thiết kế có kết cấu là BTCT đúc sẵn M20(28) dày 0.20m, dạng có vòm đỉnh, bên trong có chiều rộng là 2.5m, chiều cao 3.3m, bán kính vòm dỉnh 1.25m. 2 bên chân tường có thiết kế rãnh tập trung nước thấm từ thượng lưu đập về.
6. Cống lấy nước:
Cống lấy nước kết hợp phát điện được bố trí tại vị trí thềm sông vai trái đập bê tông ngăn sông, bên trái tràn xả lũ. Tuyến cống được dịch về phía lòng sông so với giai đoạn DAĐT để giảm khối lượng đào móng và bê tông các đoạn đập bờ trái. Hình thức cống là cống ngầm chảy có áp đặt trong thân đập bê tông, hình thức xả nước ở hạ lưu kết hợp xả qua nhà máy thuỷ điện đồng thời xả qua van côn ở hạ lưu cống, đảm bảo được tổng lượng nước cấp về hạ lưu theo yêu cầu.
7. Cống xả đáy:
Mức nước bùn cát đề nghị đã xét đến tuổi thọ công trình theo quy định. Tuy nhiên các số liệu đầu vào sử dụng để tính toán xác định mực nước bùn cát chưa hoàn toàn có thể kết luận tuyệt đối chính xác: thông thường dung tích hồ ở vùng mực nước hồ thấp có biến động lớn, tài liệu về bùn cát, tình hình quản lý rừng phòng hộ lưu vực ...Vì vậy đã dự phòng cống xả đáy đặt giữa khu vực tràn bờ trái và cống lấy nước. Cống còn được sử dụng dẫn dòng năm 2011
8. Nhà máy thuỷ điện:
Nhà máy thuỷ điện loại sau đập, được bố trí phía lòng sông bờ trái nên giảm đáng kể khối lượng đào móng và gia cố kênh xả hạ lưu. Nhà máy có 3 tổ máy và một khoang vận hành cống lấy nước. Nhà máy được thiết kế có sàn lắp máy đặt tại cao trình 84.4m, đảm bảo chống được lũ thiết kế và kiểm tra. Chi tiết nhà máy được thể hiện trong hợp phần thuỷ điện.
9. Cầu giao thông hạ lưu:
Để đảm bảo giao thông liên lạc 2 bờ phục vụ thi công và quản lý vận hành, một cầu tràn cách tuyến đập khoảng 600m về phía hạ lưu đã được nghiên cứu thiết kế.
Kinh phí dự án:
- Chi phí xây dựng 1.013.963.751
- Chi phí thiết bị 80.455.660
- Chi khác 94.973.350
- Chi phí dự phòng 61.107.232
Tổng dự toán : 1.250.500.000
(Nguyễn Hoài Nam – Cục Quản lý XDCT, Bộ NN&PTNT)