Quản lý nước trong nông nghiệp dưới góc độ đánh giá của Viện Quản lý nước Quốc tế.[15/12/07]

15/12/2007 10:51

25

QUẢN LÝ NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP DƯỚI GÓC ĐỘ

ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆN QUẢN LÝ NƯỚC QUỐC TẾ IWMI

 

 

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

  


Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, thực hiện cuộc cách mạng xanh, nhiều nước châu Á đặc biệt là Ấn Độ đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng thủy lợi, đưa diện tích tưới lúa tăng nhanh nhằm giải quyết tốt vấn đề lương thực đối với một nước đông dân. Tính đến  năm 2003.

- Ấn Độ đã đưa diện tích tưới lên 57 triệu ha trong đó diện tích gieo cấy lúa đạt 44 triệu ha, sản lượng thóc đạt 132 triệu tấn. Tổng sản lượng ngũ cốc đạt 232 triệu tấn.

- Trung Quốc đưa diện tích tưới lên 54,9 triệu ha (chủ yếu tăng vào những năm 1955-1980) trong đó diện tích gieo cấy lúa đạt 27,4 triệu ha, sản lượng thóc đạt 166,4 triệu tấn; Tổng sản lượng ngũ cốc đạt 377,46 triệu tấn.

- Các nước châu Á khác nằm trong vùng gió mùa đều tăng đáng kể diện tích tưới trong đó phải kể đến Indonêsia, Thái Lan, Việt Nam.

Cũng tính đến năm 2003 Indonêsia đạt diện tích tưới 4,81 triệu ha, Thái Lan đạt 4,9 triệu ha; Việt Nam 3,3 triệu ha. Trong các nước phát triển nhanh diện tích tưới thì Việt Nam là nước duy nhất thâm canh 2 vụ lúa trên hầu hết diện tích đất lúa (4 triệu ha), đưa diện tích gieo cấy lúa trên 4 triệu ha này lên 7,45 triệu ha để đạt sản lượng lúa 35 triệu tấn  Đưa Việt Nam thành quốc gia đạt sản lượng lúa gạo đứng hàng thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonêsia nhưng việc tăng nhanh diện tích tưới và sản lượng lương thực cũng đồng nghĩa với tăng nhanh lượng nước sử dụng mà tới đây ta phải quản lý tốt hơn để tiết kiệm giảm thất thoát lãng phí.

Theo FAO và WB, nhìn chung trên toàn thế giới diện tích tưới đã tăng 2 lần so với 1950, năm 2002 diện tích tưới đã đạt 276,719 triệu ha trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 178,831 triệu ha và theo nguồn tài liệu của WB và FAO do IWMI tập hợp phân tích và vừa mới xuất bản năm 2007 thì diện tích tưới đã tăng trong các thập kỷ qua như sau:

1961-1970 tăng 2,1%

1970-1980 tăng 2,2%

1981-1990 tăng 1,6%

1991-2000 tăng 1,2%

2000-2003 tăng 0,1%

Lý do tốc độ tăng về diện tích tưới giảm dần vì diện tích dễ thủy lợi hóa không còn nhiều, người ta phải đụng đến những vùng đất khó giải quyết về tưới, xuất đầu tư cao trong khi giá mặt bằng lương thực lại tăng chậm và điều quan trọng là trong điều kiện nguồn nước có hạn người ta phải tính đến hiệu quả của việc sử dụng nước xem sử dụng nước sao cho có hiệu quả cao và phát triển bền vững.

Trong biểu đồ dưới đây của WB và FAO đã phân tích cho thấy trong gần 50 năm qua cho thấy đầu tư và diện tích tăng nhanh cho đến 1985 sau đó giảm và chỉ số giá lương thực đã giảm một cách tương đối từ những năm 1973 (lấy mốc năm 1990 là 100%).

   

Tăng trưởng về Diện tích tưới – Sụt giảm về giá lương thực (mốc 1990 là 100%)



Ghi chú:

+ Cột tung độ bên trái là chỉ số tiền WB cho vay để phát triển tưới nước.

+ Cột tung bên phải:

- Bên trên là tổng số cộng dồn về diện tích tưới nước của toàn thế giới.

- Bên dưới là chỉ số giá lương thực (lấy mốc năm 1990 là 100%).

Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện nay là 3.800 tỷ m3 thì việc tưới nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ m3).

Ngoài tác dụng to lớn của tưới nước mà ta đã thấy; Khi xem xét đánh giá, Viện quốc tế về quản lý nước IWMI đã phân tích và nêu ra những nhiệm vụ cần phải làm tốt hơn sau:

1. Cần thay đổi cách suy nghĩ về nước và nông nghiệp để sao chúng ta có thể đạt được cả 3 mục tiêu về đảm bảo an toàn lương thực, giảm nghèo đói và bảo vệ hệ sinh thái.

2. Trong cuộc chiến chống nghèo đói cần cải tiến việc sử dụng nước trong nông nghiệp, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về tài nguyên nước, hỗ trợ nông dân đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi...

3. Quản lý nền sản xuất nông nghiệp, các hệ sinh thái nông nghiệp, phát triển các dịch vụ sao không gây ảnh hưởng xấu đến suy thoái nguồn tài nguyên đất, các vùng đất ngập nước, các nguồn nước (do ô nhiễm của phân hóa học, thuốc trừ sâu) và tính đa dạng sinh học.

4. Nâng cao hiệu suất, giá trị kinh tế của việc sử dụng nước để các hệ thống tưới ngày càng thu được sản lượng cao hơn và tiết kiệm được nhiều nước hơn vì nước sử dụng, giảm được chi phí sản xuất. Thực hiện cách tiếp cận mới để gắn sản xuất nông nghiệp với các hệ sinh thái thủy sinh, vật nuôi trong hệ thống canh tác có tưới và canh tác dựa vào mưa.

5. Nâng cao việc sử dụng nước mưa trong canh tác nông nghiệp.


 

Năng suất hạt của một số nước canh tác dựa vào mưa và độ ẩm của đất


6. Hoàn chỉnh, nâng cấp các hệ thống tưới sao cho đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới để đảm bảo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông thôn và các yêu cầu chung của xã hội.

Tưới nước tiêu thụ nhiều nhất nguồn nước ngọt của trái đất cho nên cần đảm bảo sự hoạt động tốt của hệ thống thủy nông, có quy trình tưới hợp lý cho cây trồng kết hợp với các biện pháp nông nghiệp để tăng sản lượng nông nghiệp một cách bên vững, tiết kiệm nước, giảm mức sử dụng nước cho mỗi đơn vị sản phẩm.

7. Cải cách các thể chế quản lý thủy nông:

- Chuyển giao cho nông dân quản lý.

- Nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật cho những người quản lý và nông dân.

- Xác lập quyền sử dụng nước và quyền chuyển nhượng sử dụng nước.

- Có chính sách giá nước hợp lý


DIỆN TÍCH TƯỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

 

Đơn vị: 1000 ha

 

TT

Tên nước

1992

2000

2002

Tốc độ tăng trưởng (%) 1992-2002

 

Các nước đang PT

 

 

 

 

 

Đông Nam Á

 

 

 

 

1

Campuchia

260

270

270

0.2

2