Sử dụng nước dưới đất ở trên thế giới và Việt Nam [18/12/07]
17/12/2007 22:50
SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
NGUYỄN TIẾN ĐẠT
I. KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI
So với nước mặt, nước dưới đất (NDĐ) có chất lượng tốt hơn, trong khai thác sử dụng giảm được chi phí về xây dựng công trình tạo nguồn và dẫn từ xa tới nên từ xa xưa ở mọi nơi trên thế giới đã khai thác để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Tính đến đầu những năm 1990 toàn thế giới đã khai thác được 760 tỷ m3 nước dưới đất chiếm tỷ lệ 21% so với số lượng khai thác sử dụng nước mặt.
10 quốc gia dẫn đầu thế giới về khai thác sử dụng nước dưới đất.
Nguồn: Trích trong các trang 278, 279, thống kê về Tài nguyên và sử dụng NDĐ của 155 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng trên sách World Resoures do 4 tổ chức WRI, UNDP, UNEP, WB XB 2001.
Bình quân trên toàn thế giới, tỷ lệ khai thác nước dưới đất (NDĐ) chiếm 20% so với lượng nước mặt được khai thác.
- Khu vực Trung Đông nơi nguồn nước mặt khan hiếm, người ta đã khai thác tối đa nguồn nước dưới đất để phục vụ cho các nhu cầu nên ở khu vực này tỷ lệ sử dụng NDĐ đất cao như: Kuwait tỷ lệ NDĐ được khai thác chiếm tới 88% lượng nước mặt được khai thác, Ả Rập Xê Út chiếm 85,3%, Tiểu Vương Quốc Ả Rập chiếm 79%, Israel chiếm 70%.
- Nhiều nước Nam Á cũng chiếm tỷ lệ cao về khai thác NDĐ so với nước mặt như: Bangladesh chiếm trên 70%, Pakistan chiếm 36,5%, Ấn Độ chiếm 34,5%, ngay cả lĩnh vực tưới cho nông nghiệp là khu vực sử dụng nhiều nước như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan thì tỷ lệ diện tích tưới bằng NDĐ cũng chiếm trên 40% so với diện tích được tưới bằng nước mặt.
Nhìn chung trên thế giới việc phối hợp khai thác sử dụng nước mặt và NDĐ được thực hiện gắn bó theo quy luật kinh tế thị trường nên tỷ lệ khai thác NDĐ đạt cao.
II. KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở VIỆT NAM
Việt Nam là quốc gia có Tài nguyên nước dưới đất khá lớn, đứng thứ 34 so với 155 quốc gia và vùng lãnh thổ theo liệt kê của 4 tổ chức quốc tế, WR1, VNDP, UNEP, WB đăng trên sách World Resources XB 2001 nhưng việc khai thác sử dụng NDĐ ở Việt Nam còn ở mức thấp nhiều so với nước mặt (dưới 2%).
Theo TS. Đặng Đình Phúc, nguyên Trưởng phòng quản lý NDĐ - của Cục quản lý Tài nguyên nước Bộ TN-MT thì tổng lượng NDĐ mà Việt Nam khai thác đến nay đất khoảng 1,85 tỷ m3, trong đó:
- Cấp nước cho các đô thị, các khu công nghiệp: 650 triệu m3.
- Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn: 650 triệu m3.
- Tưới nước: 550 triệu m3.
Riêng tưới cho cà phê ở Đắc Lắc: 350 triệu m3.
Do nhu cầu khai thác NDĐ để cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là ở ven biển miền Trung) tăng nhanh dễ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt ô nhiễm các nguồn NDĐ, và làm cho nhiều nguồn NDĐ ở ven biển đang dễ có nguy cơ bị xâm nhập mặn.
Để quản lý việc khoan thăm dò, khai thác và bảo vệ NDĐ. Trong 4 năm qua. Bộ Tài nguyên Môi trường đã trình Chính phủ ban hành các Nghị định và trên cương vị quản lý nhà nước về TNN, Bộ TN-MT đã ban hành nhiều văn bản theo chức năng quản lý của mình như các văn bản liệt kê dưới đây:
MỘT SỐ VĂN BẢN VỀ QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
DO BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH TRONG 4 NĂM QUA
1 |
Quy định về cấp phép thăm dò khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất (ban hành theo QĐ 05/2003 của Bộ Tài nguyên - Môi trường) |
05/2003/QĐ/BTN-MT |
4-9-2003 |
2 |
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ TN-MT về việc tăng cường công tác quản lý Tài nguyên nước dưới đất. |
02/2004/CT/BTN-MT |
2-6-2004 |
3 |
Thông tư của Bộ TN-MT về hướng dẫn thực hiện NĐ 149/2004 của Chính phủ về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước |
02/2005/TT-BTN-MT |
24-6-2005 |
4 |
Thông tư của Bộ trưởng Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện NĐ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN |
05/2005/TT-BTN-MT |
17-3-2005 |
5 |
Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc ban hành quy định việc cấp phát hành nghề khoan nước dưới đất (NDĐ) |
17/2006/QĐ-BTN-MT |
12-10-2006 |
6 |
Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định về việc điều tra đánh giá tài nguyên NDĐ |
13/2007/QĐ-BTN-MT |
4-9-2007 |
7 |
Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN-MT quy định việc xử lý trám lấp các giếng khoan không sử dụng trong các hoạt động nghiên cứu, điều tra đánh giá, thăm dò, khai thác quan trắc nước dưới đất. |
14/2007/QĐ/BTN-MT |
|