Tính toán sự phân bố của hàm lượng không khí trong dòng chảy hở trên các công trình tháo nước [23/12/07]

23/12/2007 08:08

45

TÍNH TOÁN SỰ PHÂN BỐ CỦA HÀM LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG

DÒNG CHẢY HỞ TRÊN CÁC CÔNG TRÌNH THÁO NƯỚC

 

                                                                                                            PGS. TS. NGUYỄN CHIẾN

ThS. PHẠM NGUYÊN HÙNG

 

        Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi, thuỷ điện với các công trình tháo nước có quy mô lớn, cột nước cao, lưu tốc trên mặt tràn dốc nước đạt tới trên 30 m/s. Với các dòng chảy hở có lưu tốc lớn sẽ có hiện tượng tự hàm khí, tức là không khí tự động xâm nhập vào dòng chảy qua mặt thoáng. Dòng chảy với mức độ hàm khí cao có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với công trình như làm mực nước dâng cao, tràn ra khỏi lòng dẫn; làm giảm tầm phóng của các tia phóng xa sau mũi phun, do đó kéo hố xói lại gần chân công trình. Ngoài ra, sự duy trì một hàm lượng không khí nhất định ở lớp dòng chảy sát thành lại có tác dụng giảm khả năng phá hoại thành lòng dẫn do khí thực [1]. Vì vậy trong tính toán thiết kế các công trình tháo nước, việc xác định bức tranh phân bố hàm khí trong dòng chảy để đánh giá đúng đắn các ảnh hưởng của nó đến sự làm việc an toàn của công trình là rất cần thiết.

        Trong bài báo này sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến điều kiện hàm khí và phân bố hàm lượng không khí trong dòng chảy có lưu tốc cao.

 

Ghi chú: Bài được báo cáo trong: “ Hội nghị khoa học công nghệ nông nghiệp 2006-2007 các tỉnh phía Bắc” tổ chức tại Hà Nội cuối năm 2007

 

 

Bấm vào đây để xem chi tiết bài viết (PDF; 616KB)