Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Ba [27/12/07]
27/12/2007 08:58
QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA GS. TS. Ngô Đình Tuấn Đại học Thủy lợi ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Sông Ba là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900km2. Phạm vi lưu vực từ 12o55' đến 14o38' vĩ độ Bắc và 108o00' đến 109o55' kinh độ Đông. Bắc giáp sông Trà Khúc. Dòng chính sông Ba bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Rô ở độ cao 1.549m của dãy Trường Sơn. Từ thượng nguồn đến An Khê sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, rồi chuyển hướng Bắc - Nam. Từ Phú Túc ra đến Biển Đông tại Tuy Hoà sông chảy theo hướng Tây - Đông. Sông có chiều dài 374km, gồm có 36 sông nhánh cấp I, 54 nhánh cấp II, 14 nhánh cấp III và 1 nhánh cấp IV. Trong đó có 3 sông nhánh cấp I ở bờ phải đáng chú ý là: - Sông Ayun: Bắt nguồn từ đỉnh núi Krong Hơ Dung ở độ cao 1.220m, chảy theo hướng Bắc Nam, sau chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với dòng chính sông Ba tại vị trí cách thị trấn Cheo Reo khoảng 1km về phía Bắc. Sông có diện tích lưu vực 2.950km2, độ dài sông 175km. - Sông Krong H'Năng: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tung ở độ cao 1.215m. Hướng dòng chảy tương đối phức tạp song chủ yếu là Bắc - - Sông Hinh: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư H'Mu ở độ cao 2.051m. Hướng dòng chính là Tây Bắc - Đông Lưu vực sông Ba chủ yếu là đất đồi núi gồm đất xám trên đá mácma axít, đất đỏ vàng trên đá bazan và còn lại là đất phù sa, đất cát... Đất lâm nghiệp với hơn 900.000 ha chiếm 60% đất tự nhiên. Rừng thượng nguồn còn phong phú đa dạng nhiều chủng loại gỗ quí hiếm. Hiện nay nạn đốt phá rừng lấy củi, lấy gỗ, làm rẫy còn bừa bãi. Đất nông nghiệp có khoảng 350.000 ha. Trên lưu vực có hơn 1,2 triệu người sinh sống với nhiều công trình thủy lợi, thủy điện và giao thông đã được xây dựng đáng kể là: * Hồ Ayun hạ bắt đầu khai thác từ năm 1995, dung tích hữu ích là 201 triệu m3, tưới cho khoảng 8.000 ha, năm 2001 bổ sung thêm công trình thủy điện với công suất lắp máy là 2,7 MW. * Hồ sông Hinh với dung tích hữu ích là 323 triệu m3 nước phát điện năm 1999 khánh thành năm 2001 với công suất lắp máy 70 MW, tưới trực tiếp 4.500 ha, bổ sung nước cho đập Đồng * Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - * Hàng trăm hồ chứa nhỏ, đập dâng, trạm bơm, đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã... TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC YẾU TỐ KHÔNG BỀN VỮNG Tài nguyên nước Toàn hệ thống sông Ba có lưu lưu lượng dòng chảy là 302m3/s với tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 9.527 triệu m3 nước. Trong đó Tây Nguyên chiếm 7.605 triệu m3, tỉnh Phú Yên - Đông Trường Sơn có 1.922 triệu m3 chiếm 20,2% tổng lượng nước toàn hệ thống. Bình quân đầu người trong lưu vực là 7.939 m3/người lớn gấp khoảng 2 lần nguồn nước nội địa bình quân đầu người trong cả nước. Tiềm năng nước dưới đất không lớn, chủ yếu dùng cho sinh hoạt (Lưu lượng nước dưới đất toàn lưu vực sông Ba - Tây Nguyên chỉ có khoảng 40m3/s) * Lượng mưa phân bố không đều theo không gian - Tâm mưa lớn ở thượng nguồn sông Hinh: từ 2.800 - 3.000 mm/năm, - Tâm mưa bé ở thung lũng Cheo Reo: từ 1.200 - 1.400 mm/năm. - Bình quân lưu vực là 1.600 mm/năm. * Lượng mưa phân bố rất không đều theo thời gian - Biến đổi mùa mưa: lượng mưa cao nhất có thể tới 3.500mm (Phú Yên - Hạ lưu sông Ba) hoặc chỉ 200mm ở Thượng nguồn sông Ba (Tây Trường Sơn) Lượng mưa mùa mưa (4 tháng) chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm. - Chênh lệch giữa lưu lượng dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất tại 1 tuyến đo rất lớn. Ví dụ tại An Khê là 8.271 lần, tại Củng Sơn, là 2.678 lần. * Mâu thuẫn giữa lượng nước dùng và lượng nước đến. - Tây Nguyên chỉ có khoảng 11.000 ha (chiếm 31,4%) đất nông nghiệp nhưng lại có 80% lượng nước sản sinh ra trong vùng này. Trong khi đó đồng bằng có khoảng 24.000 ha (68,6%) đất nông nghiệp nhưng chỉ có 20% lượng nước được sản sinh ra tại đây. Theo kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống trên toàn lưu vực sông Ba cho thấy: Sau khi có các hồ lớn Ayun hạ, sông Hinh và một số hồ chứa vừa và nhỏ khác, với yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... đến năm 2010, tại Đồng Cam, lượng nước thiếu 87,5 triệu m3 (chưa kể đến lưu lượng nước sinh thái cần trả lại cho sông) trong 7 tháng mùa cạn từ tháng 2 đến tháng 8. * Mâu thuẫn giữa phát điện và cấp nước ở thượng nguồn Nếu xây dựng thủy điện An Khê thì về mùa cạn một lượng nước lớn chuyển sang Kone, hạ lưu đập thiếu nước và nếu không làm thủy điện sông Ba hạ thì Đồng * Mâu thuẫn giữa hai tỉnh, hai địa phương lân cận. - Làm thủy điện An Khê, Gia Lai mất nước, làm ngập 3 xã nông nghiệp, Bình Định được nước... - Làm thủy điện sông Ba hạ, Gia Lai bị ngập hơn 5.000 ha đất nông nghiệp, Phú Yên được nước. * Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng. Dân số tăng, nhất là dân di cư vào các tỉnh Tây Nguyên ngày một tăng nhanh, làm cho chỉ số lượng nước trên đầu người giảm nhanh. Do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ không khí có xu thế tăng lên rõ rệt, dẫn tới lượng bốc thoát hơi tăng, lượng dòng chảy năm có xu thế giảm, nhu cầu nước tưới tăng theo. Nhu cầu dùng nước cho tăng năng suất cây trồng, cho yêu cầu sinh hoạt trên đầu người, cho phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại tăng nhanh. * Hiểm họa về nước ngày càng tăng nhanh. Trong 20 năm gần đây bão đổ bộ từ Phú Yên trở vào tăng lên gấp bội về tần số lẫn cường độ. Từ năm 1891 - 1980 tần số bão đổ bộ chỉ đạt từ 3% đến 14%. Từ năm 1981 trở lại đây, tần số đó đã nâng lên 16% thập kỷ 1981 - 1990 và 35% thập kỷ 1991 - 2000. Đồng thời bão lớn cấp 10 - 12 xuất hiện ngày càng nhiều gây ra mực nước dâng do bão vượt 2m chiếm hơn 11% tổng số cơn bão xảy ra, mực nước biển có xu thể dâng lên trung bình 0,2cm/năm. Lượng mưa trong 1 ngày có xu thế tăng lên mạnh trong lưu vực phổ biến ở mức 500mm/ngày. Do mưa lớn và rừng đầu nguồn ngày càng bị giảm, lũ lớn hàng năm có xu thế gia tăng. Lũ quét xuất hiện nhiều nơi trên lưu vực. Xói lở, bồi lấp lòng sông, cửa sông ngày càng gia tăng. Trong hơn 10 năm trở lại đây, từ hạ lưu đập Đồng Cam đến thôn Phú Lộc có 6 đoạn bị xói lở trầm trọng (bờ Bắc, Lương Phước, Hòa Định...) Hàng năm cửa sông Đà Rằng bị bồi, xói đóng, mở không ổn định. Dòng chảy kiệt trên các dòng nhánh ngày càng bị giảm nhỏ do lượng mưa trong mùa cạn ngày càng có xu thế giảm, tác dụng điều tiết của rừng đầu nguồn giảm (cháy rừng, khai thác bừa bãi) và do sự khai thác nước bằng một hệ thống đập dâng ở thượng nguồn. * Ô nhiễm nước ngày một trầm trọng Thượng lưu vực sông Ba thuộc Kon Tum, Gia Lai còn chịu hậu quả của chất độc hoá học. Việc đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng tăng kéo theo sự ô nhiễm nước ngày càng tăng và lan rộng, đặc biệt là đoạn sông vùng các nhà máy đường, bia, rượu, nước giải khát. Nước tại các hồ chứa do lòng hồ không được dọn sạch gây ô nhiễm cho vùng hạ lưu. Mặc dù vậy, nói chung nước sông Ba còn sạch có thể thông qua xử lý để sử dụng cho sinh hoạt. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC Điều kiện địa hình sông Ba cho phép khả năng khai thác tài nguyên nước theo tính toán là 39,2%. Hiện nay, theo tính toán cân bằng nước trên toàn hệ thống thì tổng lượng nước tưới lúa, sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ du lịch là: Đến năm 2010: 2.061 triệu m3 chiếm 22,15% tổng trữ lượng. Đến năm 2020: 2.536 triệu m3 chiếm 27,26% hay chiếm 36,5% tổng lượng nước năm ứng với P=75%. Trong tính toán không kể lượng nước sinh thái trả lại cho sông. Sau khi có hồ chứa sông Ba hạ và một số hồ chứa vừa và nhỏ khác, mức khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba đạt đến 30 - 32% tổng trữ lượng để đáp ứng nhu cầu dùng nước tăng lên do phát triển diện tích tưới và diện tích nuôi trồng hải sản cho lưu vực sông Bàn Thạch, phát triển công nghiệp, nhu cầu sinh hoạt du lịch, dịch vụ. Toàn lưu vực sông cũng như từng tỉnh trong lưu vực đều có qui hoạch thủy lợi, song đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nhất là chưa có qui hoạch tổng hợp lưu vực hay qui hoạch tổng quan phát triển kinh tế xã hội lưu vực. Chưa có khung hợp lý về quản lý tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương và lưu vực. Đặc biệt là lưu vực sông Ba, trong từng ban ngành chức năng chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý nước. Hiện nay trên lưu vực vẫn còn thực hiện cách quản lý theo khả năng cung cấp nước của hệ thống, là cách quản lý rất thụ động và lãng phí nước. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Ba. Để có thế quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Ba, cần thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông. Lưu vực sông Ba chảy qua 4 tỉnh, trừ Kon Tum chỉ có phần nguồn sông với diện tích không lớn, phần còn lại tập trung vào 3 tỉnh: Gia Lai - Đắc Lắc và Phú Yên. Có thể thành lập Hội đồng quản lý qui hoạch lưu vực sông Ba với cơ cấu tổ chức như sau: - Chủ tịch: Một Chủ tịch UBND tỉnh và hoạt động theo chế độ luân phiên; Các Phó chủ tịch: Lãnh đạo Cục Quản lý nước và công trình thủy lợi và Giám đốc Sở Nông nghiệp và công trình thủy lợi; Các ủy viên: Lãnh đạo các đơn vị quản lý chức năng của các Bộ NN&PTNT, KHCN&MT, Công nghiệp, Thủy sản, Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế, Quốc phòng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Lãnh đạo các Sở KHCN&MT, Sở Công nghiệp, Thủy sản, Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế, Đài Khí tượng thủy văn khu vực và một số nhà khoa học công nghệ. Phần lưu vực trên địa bàn từng tỉnh cũng có một tổ chức tương tự nhưng với cấp thấp hơn cấu tạo theo mô hình Tỉnh - Sở - Huyện - Xã, chịu sự giám sát của Hội đồng. Văn phòng của Hội đồng quản lý qui hoạch lưu vực sông Ba đặt tại Sở NN&PTNT của một tỉnh do Hội đồng quyết định. Kinh phí hoạt động có thể từ 2 nguồn: Do các tỉnh đóng, góp và đề nghị Chính phủ cho phép trích % thuế tài nguyên nước của các công trình khai thác trên lưu vực. Hội đồng mỗi năm họp 2 lần trừ những trường hợp khẩn cấp. Nội dung quản lý qui hoạch lưu vực sông thực hiện theo Điều 64 - Luật Tài nguyên nước. Cụ thể là: - Lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện qui hoạch lưu vực sông Ba, bảo đảm quản lý thống nhất qui hoạch lưu vực với địa bàn hành chính. - Phối hợp với các cơ quan hữu quan của các bộ, ngành và địa phương trong việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước của lưu vực sông Ba, trong việc lập trình duyệt và theo dõi việc thực hiện các qui hoạch lưu vực sông nhánh thuộc hệ thống sông Ba. - Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông Ba. + Khai thác bậc thang hệ thống sông Ba (sông chính và sông nhánh) chống lũ, phát điện, cấp nước kết hợp với qui hoạch dân cư, đô thị và khu công nghiệp, du lịch dịch vụ. + Kiểm soát lũ và hành lang thoát lũ, dự báo lũ, cảnh báo lũ quét. + Chỉnh trị sông, bờ biển và hành lang sạt lở và cảnh báo sạt lở. * Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào hệ thống quản lý bao gồm việc thành lập các Hiệp hội người sử dụng nước với một cơ chế tham gia quản lý thích hợp và dân chủ khi ra quyết định. Quản lý trên cơ sở nhu cầu dùng nước. * Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, vận hành phân phối nước của các hệ thống cấp nước. * Giải quyết việc tranh chấp trên lưu vực theo nguyên tắc đồng thuận và đặt lợi ích toàn cục lên trên lợi ích cục bộ với sự tài phán của Hội đồng, Bộ hay Chính phủ. * Coi trọng quản lý số lượng nước bằng việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Coi trọng quản lý chất lượng nước bằng cách hướng qui hoạch các khu công nghiệp nằm cách xa bờ sông và không cho phép xả nước thải, rác thải trực tiếp vào sông hồ mà phải qua xử lý./.
Đập Đồng Cam
* Đập Đồng
Hoàng hôn dưới cầu Đà Rằng, sông Ba
Các yếu tố không bền vững
Thuyền về trong bình minh ở cửa biển sông Ba.
Một số vấn đề cần chú ý trong việc quản lý qui hoạch lưu vực sông Ba