Nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản trong chiến lược quy hoạch thủy lợi đa mục tiêu ở đồng bằng sông Cửu Long[06/01/08]

05/01/2008 22:41

14

NƯỚC CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC QUY HOẠCH THỦY LỢI ĐA MỤC TIÊU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

Lê Anh Tuấn

Đại học Cần Thơ

 

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, ngành nghề nuôi trồng thủy sản đã nhanh chóng phát triển suốt hơn 2 thập kỷ qua và có những đóng góp lớn cho nên kinh tế quốc gia. Trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng đã tăng hơn 2,37 lần và sản lượng tăng vọt hơn 3.68 lần. Tuy nhiên, sự gia tăng mang tính “bùng nổ“ này đã làm nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản đang bị đe dọa ô nhiễm do sự bất cân xứng trong chiến lược quy hoạch thủy lợi hiện nay. Ước tính mỗi năm, việc nuôi trồng thủy sản đã thải ra môi trường nước xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được xử lý. Mẩm bệnh từ các ao nuôi cũng đã đi theo nguồn thải này ra hệ thống sông rạch làm chất lượng nhiều vùng nước suy giảm nặng nề.

Công tác quy hoạch thủy lợi đa mục tiêu cần đặt ra việc cân đối mức độ ưu tiên chia xẻ nguồn nước giữa các mục tiêu dùng nước trong nông nghiệp, thủy sản, cấp nước dân dụng, công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Bài viết này nêu một phần hiện trạng và định hướng quy hoạch nguồn nước theo hướng đa mục tiêu, trong đó lưu ý việc sử dụng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL. Bài viết đã được báo cáo tại “Hội nghị khoa học công nghệ Nông nghiệp 2006-2007 các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu long ” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh cuối năm 2007 do Bộ NN&PTNT tổ chức.

 

Bấm vào đây để xem chi tiết bài viết (PDF;569KB)