Rừng và lũ: Chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế?[18/01/08]
17/01/2008 15:38
Rừng và lũ: Chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế?
Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) là tổ chức đi đầu trong các nỗ lực quốc tế đấu tranh chống lại đói nghèo. Phục vụ cả nước đã phát triển lẫn đang phát triển, FAO đóng vai trò như một diễn đàn trung lập tại đó tất cả các quốc gia có thể gặp gỡ bình đẳng để đàm phán thảo thuận và tranh luận về chính sách. FAO cũng là một nguồn cung cấp kiến thức và thông tin, giúp các nước đang phát triển và các nước trong thời kỳ chuyển tiếp hiện đại hóa và cải thiện các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, và giúp bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho tất cả mọi người. Từ tkhi thành lập năm 1945, FAO đã tập trung quan tâm đặc biệt vào vấn đề phát triển các vùng nông thôn, nơi sinh sống của 70% dân số đói nghèo trên toàn thế giới. Các hoạt động của FAO gồm bốn lĩnh vực chính: (1) Đăng tải thông tin trong phạm vi liên quan, (2) Chia sẻ chuyên môn về chính sách, (3) Tổ chức các cuộc họp giữa các quốc gia và (4) Gắn kết kiến thức với thực tế.
Từ lâu đã có nhiều cuộc tranh cãi và luận bàn về vai trò của rừng trong việc duy trì nguồn nước, bảo vệ đất ở những khu vực đầu nguồn quan trọng cũng như việc giảm thiểu ảnh hưởng của những trận lũ thảm khốc và trượt lở đất. Năm Quốc tế miền Núi (2002) và Năm quốc tế Nước sạch (2003) lại một lần nữa nhấn mạnh về mối liên hệ mật thiết giữa lưu vực, việc sử dụng đất và nước ở miền núi. Trong nhiều thập kỷ, mối quan hệ được thừa nhận này đóng vai trò như một cơ sở biện chứng quan trọng cho việc thúc đẩy và thực hiên công tác quản lý lưu vực đầu nguồn.
Hàng năm những trận lũ lớn ở các vùng đồng bằng thuộc châu Á đã ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của hàng triệu người. Đối với những ngườ tham gia xây dựng các chiến lược giảm nhẹ thiên tai và quản lý giảm thiểu lũ lụt, thì rõ ràng là cường độ của các trận lũ xảy ra trong khu vực đã tăng lên nhiều trong mấy chục năm trở lại đây. Một phản ứng phổ biến – có thể hiểu được – là đổ lỗi cho việc quản lý không tốt ở vùng cao và nạm chặt phá rừng ở những lưu vực quan trọng ở miền núi của châu Á, gây ra những thảm họa cho vùng đồng bằng. Rõ ràng là những quan niệm truyền thống về lợi ích của rừng – những quan niệm đôi khi mang tính giải thuyết hơn là thực tế - đã làm hạn chế tầm nhìn của những người ra quyết định, dẫn đến việc quá tập trung vào tái trồng rừng và bảo vệ rừng mà không tập trung vào quản lý lưu vực một cách toàn diện.