Trao đổi với tác giả bài 'Nâng cao dịch vụ quản lý thủy nông' [24/1/2008]

23/01/2008 22:17

11


Đập dâng loại nhỏ ở miền núi

Kính gửi Ban Biên tập,

Tôi và nhiều cán bộ quản lý ở các công ty thủy nông đã đọc và trao đổi về bài “Nâng cao quản lý dịch vụ thủy nông, các phương pháp nghiên cứu chẩn đoán hệ thống “ của tác giả Trần Văn Đạt, Hoàng Văn Cường, Lưu  Mạnh Toán

Chúng tôi rất hoan nghênh và rất cần những thông tin này để ứng dụng, nhưng đọc xong chúng tôi thấy khó hiểu quá . Vì có lẽ chỉ phục vụ cho yêu cầu của các dự án, còn yêu cầu của thực tế thì chưa phù hợp. Qua trang Web này chúng tôi muốn các tác giả nghiên cứu phục vụ cho thực tế ở Việt nam thì hay biết chừng nào. Nhân tiện chúng tôi muốn có một câu hỏi với tác giả:

1,  Kết quả đánh giá các hệ thống thủy lợi sau khi được đầu tư xây dựng do các chuyên gia thực hiện đều tốt, đạt hiệu quả cao ? Nhưng thực tế thì ngược lại ? Có phải do các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá là chưa phù hợp, thiếu thực tế không ?

2,  Trong bài viết này tác giả đã đánh giá chi tiết hệ thống, trong biểu kèm theo có ghi : Hậu quả : chi phí sản xuất lớn do 2 nguyên nhân chính : - Thiếu kinh phí cho sửa chữa nâng cấp….- Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ cũng thấp..

Tôi muốn hỏi:

 a, Công trình sau khi xây dựng đưa vào sử dụng bị hư hỏng do nguyên nhân gì ? Sau khi đã hư hỏng rôi mới đòi hỏi kinh phí lúc ấy mới nói đến nguyên nhân kinh phí

b, Trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên cũng thấp. Ở đây thấp là so với gì ? Lý thuyết, hay thực tế ? ( Vì ở các công ty Thuỷ nông loại lớn cũng nhiều kỹ sư như ở Bộ, Viên nghiên cứu, thậm chi có nhiều người có kinh nghiệm ) 

                                                                  Nguyễn Quốc Cường

                                                           (Chi cục Thủy lợi Bắc Ninh)