Diễn biến môi trường nước thuỷ sản ở Bạc Liêu. [06/02/08]
06/02/2008 07:44
HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở BẠC LIÊU
Th.sỹ Khưu Lễ
Sở Tài nguyên & Môi trường Bạc liêu
I. HIỆN TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Tỉnh Bạc Liêu có vị trí tọa độ: từ 900’32’’ đến 9038’9’’ vĩ độ Bắc và từ 105014’15’’ đến 105051’54’’ kinh độ Đông, Về vị trí ranh giới: phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và phía Nam giáp tỉnh Cà Mau. Có chiều dài bờ biển khỏang 56km và diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 15.000km2 .
Tỉnh Bạc Liêu được tái lập từ tháng 1/1997 (được tách ra từ tỉnh Minh Hải củ), là một tỉnh đồng bằng ven biển ở miền Tây Nam Bộ, nằm trong vùng Bán đảo Cà Mau, có diện tích tự nhiên là 258.246 ha trong đó có hơn 80% diện tích là đất ngập nước, dân số trung bình 820.120 người với tài nguyên chủ yếu là đất nông nghiệp, rừng ngập mặn, nuôi trồng thuỷ, hải sản và đất bải bồi ven biển. Địa giới ở Bạc Liêu được phân chia thành 3 vùng sinh thái khác nhau, đó là :
Một là vùng Bắc Quốc lộ IA (vùng kinh tế nội địa) có diện tích là 154.855ha, vùng này được đánh giá là vùng kinh tế năng động có tiềm năng phong phú với lợi thế trong phát triển kinh tế là trồng lúa 2 – 3 vụ/năm, trồng cây công nghiệp, rau – màu, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nước ngọt và phát triển nuôi tôm Sú luân canh với trồng lúa, nuôi tôm bán công nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ phục vụ sản xuất, chế biến nông sản.
Môi trường nước ở vùng này chia tách thành 2 vùng nước khác nhau, trong đó vùng nước nuôi tôm- trồng lúa được phân chia theo 2 mùa rõ rệt, cụ thể là:
-Vùng nước ngọt hoàn toàn (Vùng sản xuất lúa ổn định) có diện tích 75.700 ha bao gồm tam giác Ninh Qưới và phía nam kênh Quản Lộ- Phụng Hiệp ( phạm vi giới hạn đoạn kênh từ kinh xáng “Giá Rai – Cạnh Đền” hướng về phía bắc Thị xã Bạc Liêu và từ kinh xáng “ngả tư Ninh Quới – Ngan Dừa” hướng về phía giáp tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang; tạm gọi là vùng Bắc–Bắc- viết tắc B-B).
-Vùng nước ngọt vào mùa mưa và lợ, mặn vào mùa khô có diện tích 79.155 ha (phạm vi giới hạn từ 2 kinh xáng vùng B-B trở về phía nam giáp tỉnh Cà Mau; tạm gọi là vùng Bắc–
Chất lượng nước ở 2 vùng này phụ thuộc vào: thời tiết trong năm (mùa mưa xuất hiện từ tháng 6- 11 còn mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau); Phụ thuộc vào nước mặn từ biển Tây và truyền triều từ phía biển Đông đưa vào; nước ngọt đổ về từ phía tỉnh Sóc Trăng chảy qua kinh xáng Quản lộ- Phụng Hiệp và sự điều tiết nước của các cống thủy lợi dọc theo tuyến quốc lộ IA
Vào mùa mưa
Toàn bộ vùng Bắc Quốc lộ IA nước thường xuyên có độ mặn nhỏ hơn 40/00 nên đất canh tác chủ yếu là gieo cấy lúa, trồng hoa màu và nuôi thủy sản nước ngọt. Do được pha lẫn từ nước mưa nên chất lượng nước có thể dùng để tưới cho cây trồng, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và sử dụng cho sinh hoạt gia đình. Đặc điểm của vùng này vào mùa mưa là hầu hết phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng tập trung ở vùng này để bón cho cây trồng. Theo số liệu thống kê của ngành chức năng hàng năm toàn tỉnh đã sử dụng khoảng 14.638,85 tấn phân bón các loại và hơn 16,62 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại (giảm 2,96 lần so với năm 2004). Trong thực tế số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hơn so với số liệu thu thập được. Qua số liệu phân tích tháng 5/2005 cho thấy hàm lượng Dieldrine (4,83µg/kg) và 4,1DDE (6,22µg/kg) trong đất vượt cao hơn ngưỡng cho phép như: ở xã Vĩnh phú tây, huyện Phước Long trong vùng Bắc QL.IA. Riêng trong môi trường nước qua phân tích chỉ thấy xuất hiện dư lượng thuốc trừ sâu gốc Chlor (Aldrin). Việc sử dụng hóa chất BVTV không hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản.
Vào mùa khô
Đối với vùng B-B là vùng nước ngọt có nồng độ muối dưới 40/00 nhưng rất dễ bị nước mặn xâm nhập vào vùng này như: khi mức nước kinh rạch vùng B-B hạ thấp so với kinh rạch vùng B-N hay các hộ tự phát nuôi tôm trong vùng này đắp bờ bao không lu, lèn đất chắc chắn dễ rò rĩ nước mặn sang hộ đang canh tác nông nghiệp; quan trọng nhất là công tác quản lý thủy lợi trong việc đắp đập theo thời vụ để ngăn nước mặn, giữ nước ngọt bảo vệ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp được ổn định... Chất lượng nước vùng B-B đạt tiêu chuẩn nước mặt có thể dùng để tưới cho cây trồng, sinh hoạt gia đình và nuôi các lòai thủy sản nước ngọt như tôm càng, cá đồng ( Lóc, Trê, Rô…) và các lòai cá nuôi khác (như Trắm, Mè, Chép, Rô phi đơn tính…). Chất lượng nước vùng này đạt tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nhưng cần chú ý hàm lượng thuốc trừ sâu, ô nhiễm hữu cơ và vi khuẩn trong nước.
Đối với vùng B-N là vùng nước lợ và mặn nước mặt có độ mặn dao động từ 5 – 150/00 , có khi lên đến trên 250/00 khi độ bốc hơi cao và có độ pH từ 6,25 – 7,17 ở dạng từ phèn nhẹ đến trung tính, nước mặt vùng này đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ (COD dao động từ 9,80 – 60,8 mg/l _ tháng 6/2007 và có 6/10 điểm đo vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt dùng cho nuôi trồng thủy sản), dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quá trình phèn hoá có giảm hơn so với hưng năm mới chuyển đổi sản xuất ( Sắt tổng dao động từ 0,30 – 0,98mg/l - tháng 7/2007), Oxi hoà tan tương đối thấp ( DO dao động từ 2,00– 3,5 mg/l - tháng 6/2007) và hiện tượng phú dưỡng do các chất thải sinh họat, phân bón dư thừa và chất nuôi trồng thủy sản cũng có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước... Riêng chất cặn lắng lơ lửng vùng này thấp hơn vùng Nam QL.IA do ít phù sa biển Đông đưa vào (SS dao động từ 10 – 68mg/l) dẫn đến ít bị ảnh hưởng đến bồi lắng kênh mương trong vùng.
Hai là vùng
Đặc điểm môi trường nước của vùng này là hàm chứa một lượng lớn các loại chất thải và nước thải, chẳng hạn như: nước thải của 11 (trong đó chỉ có 5 nhà máy có xây dựng hệ thống xử lý nước thải) nhà máy chế biến thủy sản mỗi ngày thải khoảng 3.000-5.000m3 nước thải ra kênh xáng Bạc liêu-Cà Mau; nước thải, vật phẩm (phân, lòng, lông...) gia súc gia cầm của trên 50 lò giết mổ gia súc và trại chăn nuôi, nước thải từ hơn 360 trại sản xuất, ương và thuần hoá tôm giống hoặc nước, một số hộ bị thất thu thường xả bùn thải từ các ao nuôi tôm ra môi trường, đặc biệt là các hộ dân sống ven theo các kênh rạch hàng ngày đều xả chất thải nước thải vào môi trường nước ... Tuy vậy, nhờ môi trường nước vùng Nam QL.IA được trao đổi thường thường xuyên với thủy triều biển Đông (mỗi ngày có hai lần thủy triều lên xuống- nước lớn và nước ròng-) nên có thể góp phần làm chậm đi quá trình ô nhiễm nguồn nước mặt. Hơn nữa, thời gian gần đây đa số người nuôi tôm đã ý thức việc bảo vệ môi trường nước nên ít đưa bùn thải ra sông, kênh, rạch.
Hệ thống thoát nước tại thị xã Bạc Liêu hầu hết là hệ thống thoát nước chung cho các loại nước thải như: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; các bệnh viện cấp huyện, các cơ sở dịch vụ và y tế (Bạc Liêu tổng số có 71 BV và trạm y tế chưa kể cá cơ sở y tế tư nhân); nước mưa chảy qua các khu vựa có chứa chất gây ô nhiễm trước khi đưa vào nguồn nước mặt (như các cơ sở sữa chữa xe ô tô- mô tô, quán ăn ven lề đường. . . ) chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, chảy trực tiếp xuống sông rạch, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước mặt.
Đặc biệt ở vùng này và vùng ven biển là vấn đề xói lở bờ sông, bờ biển vừa mất đất sản xuất, giảm diện tích rừng ngập mặn vừa khó quản lý bờ bao trong sản xuất NTTS.
Tuy nhiên, trong thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2007, sự cố tràn dầu đã xãy ra ở Bạc Liêu, tập trung ở xã Vĩnh Trạch Đông- Thị xã Bạc Liêu và Xã Vĩnh Hậu huyện Hòa Bình với số lượng dầu thu gom đem đốt hơn 10 tấn dầu thô và hàm lượng dầu khóang đo được trong nuớc cửa sông ven biển cao nhất là 18,2mg/l vượt TCCP gấp hơn 18 lần, tuy chưa đánh giá được thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài, nhưng đây cũng là tín hiệu lần đầu tiên xuất hiện ở Bạc Liêu cần được theo dõi cảnh báo sớm tránh thiệt hại đến việc nuôi trồng thủy sản phía trong nội địa do nước biển chứa dầu khóang đưa vào ao nuôi.
Nhìn chung, chất lượng nước mặt ở Bạc Liêu đang có chiều hướng ô nhiễm nhẹ, một số kênh rạch gần nguồn nước biển còn sạch; nguồn nước mặt của vùng Nam Quốc lộ IA ô nhiễm hữu cơ và nhiễm phèn hơn vùng Bắc Quốc lộ IA (BOD Nam Quốc lộ.IA trung bình tháng 6/2007: 8,00mg/l và 33,00mg/l so với Bắc Quốc lộ IA là 6,00 mg/l và 25,00 mg/l. Sắt Nam Quốc lộ IA trung bình tháng 6/2007: 0,11mg/l- 2,88mg/l so với Bắc QLIA là 0,30 mg/l và 0,98mg/l).
Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước mặt tại Bạc Liêu chủ yếu do chất thải, nước thải từ các khu dân cư, các chợ ven sông, bến đò và các hộ chăn nuôi, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp dọc theo bờ sông không được xử lý triệt để chất thải, nước thải trước khi thải ra các sông, kênh, rạch; Do trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lượng phân, thuốc, thức ăn dư thừa... cũng thải vào nước kênh rạch; Do việc đắp bờ bao giữ ngọt và đóng cống để điều tiết nước làm giảm dòng chảy, nước chậm được lưu thông, đào ao nuôi tôm và đào kênh thủy lợi đưa lớp tầng phèn tiềm tàng dưới mặt đất lên tầng mặt... Đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường nước mặt.
II. DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Từ hiện trạng môi trường nước và ô nhiễm môi trường nước nói trên chúng tôi đưa ra những dự báo ban đầu về diễn biến môi trường nước có khả năng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản như sau :
- Ô nhiễm cục bộ nguồn nước mặt và các đoạn kênh rạch (mùa khô thường ô nhiễm cao hơn mùa mưa) do tải lượng và nồng độ ô nhiễm ngày càng tăng, do số lượng các cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng trong thời gian tới, tập trung là dọc tuyến quốc lộ 1A thuộc khu vực KCN Trà Kha, kinh xáng Bạc Liêu – Cà Mau và Quản lộ Phụng Hiệp, đồng thời Bạc Liêu nằm ở vị trí cuối nguồn kinh Quản lộ Phụng hiệp là nơi tiếp nhận nước canh tác nông nghiệp, sản xuất CN-TTCN, nước thải sinh hoạt...từ các tỉnh bạn. Ngoài ra, tại các vị trí cửa cống dọc theo Quốc lộ IA có nhiều dân cư sinh sống sẽ xả chất thải, nước thải sẽ tập trung dồn về phía cửa trong thời kỳ đóng cửa cống, từ đó cũng có khả năng gây ra ô nhiễm nước tại khu vực này.
- Do điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông lâm ngư trên 02 vùng Bắc QL.1A và Nam QL.1A diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh có thể gây mất cân bằng sinh thái, thay đổi chất lượng môi trường sinh thái tự nhiên của nước mặt, nước mặn, nước lợ, nước phèn, tính chất của đất canh tác, thảm sinh thái, phân bố động và thực vật thuỷ sinh … . Do giá trị kinh tế của con tôm quá cao sẽ xãy ra tình trạng tự phát chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi tôm làm cho đất bị mặn hoá nhanh, vì vậy cần nhanh chóng nghiên cứu cụ thể cho từng tiểu vùng trong tổng thể quy hoạch toàn tỉnh thì việc lập lại cân bằng hoặc tạo trạng thái cân bằng mới cho môi trường tự nhiên sẽ thuận lợi hơn, ít tốn kém tiền của và thời gian tái tạo lại môi trường tự nhiên ban đầu.
- Tăng nguồn nước thải ô nhiễm tại chổ: từ các hộ nuôi tôm, các hộ dân sống ven kênh rạch cũng như nước thải đô thị; Đồng thời, tăng chỉ thị ô nhiễm về hoá lý (đặc biệt là các lọai thuốc kháng sinh), yếu tố dinh dưỡng (Đạm NH3+,NO2_ ,NO3... do đưa vào các lọai thức công nghiệp dư thừa), phiêu sinh động thực vật trong nước cấp phục vụ nuôi tôm … cả về nồng độ, hàm lượng và số lượng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh nuôi tôm.
- Tác động đến môi trường do các sự cố môi trường có thể xảy ra trên địa bàn, cụ thể là: từ ngoài khơi biển Đông đưa vào như sự cố dầu tràn đầu năm 2007 gây ô nhiễm dầu từ tỉnh Sóc Trăng đến Cà Mau nói riêng và vùng ven biển cả nước nói chung hoặc do các tàu khai thác đánh bắt thải dầu, nhớt; từ các tỉnh lân cận như thuốc bảo vệ thực vật, nước thải của các nhà máy chế biến; do con người gây ra như nước thải sinh hoạt hoặc do thiên tai...
- Sự bồi lắng dọc theo các tuyến kênh chính và các tuyến kênh nội đồng, đặc biệt là bồi lắng tại những khu vực giáp nước sẽ gây ra tình trạng thiếu nước cung cấp cho ao nuôi tôm tại những khu vực này và gia tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước do nước bị ứ đọng như kênh xáng Bạc Liêu Cà Mau đọan từ Thị xã Bạc Liêu đến huyện Hòa Bình đang bị bồi cạn.
III. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
1).Trước tiên cần nhanh chóng tiến hành qui hoạch thiết kế hệ thống kênh mương đồng bộ và cụ thể hơn, từ kênh dẫn nước , kênh thoát nước , kênh xả và xử lý nước thải được tách riêng không dẫn chung đến các ao, hồ nuôi tôm (có thể phân thành các ô 1.000, 3.000, 5.000 thậm chí 10.000 ha theo từng vùng sinh thái) và tận dụng các kênh thủy lợi trao đổi nước thường xuyên với thủy triều biển Đông từ đó có thể làm chậm đi quá trình ô nhiễm nguồn nước mặt.
Qui hoạch vùng nuôi các loài có khả năng lọc sinh học để giảm thiểu nhiễm bẩn môi trường nước như các loài động vật hai mãnh vỏ, các loài rong biển... Sớm thiết lập bản đồ phân vùng thời tiết, phân vùng mặn ngọt, chất lượng nguồn nước, môi trường đất… cụ thể đến từng vùng, từng địa phương trong và ngoài tỉnh, nhằm dự báo và cảnh báo những triệu chứng diễn biến bất thường cho người nuôi tôm, đặc biệt là sự cố tràn dầu từ phía biển Đông.
Một phương án đề nghị của chuyên gia Đài Loan đang nuôi tôm tại Bạc Liêu xin đặt cống ngầm từ phía nước sâu 10- 15m cách bờ biển 4 – 5 km , nước biển này chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn cho việc nuôi trồng thủy sản cũng như sản xuất tôm giống và đáp ứng nhu cầu phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp
2).Có các qui định xử phạt nghiêm khắc đối với những người dân, cơ sở sản xuất xã các loại chất thải, nước thải, bùn thải xuống các kênh rạch tự nhiên. Đồng thời, thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến ngư và báo, đài hướng dẫn qui trình xử lý chất thải để mọi người dân áp dụng. Đồng thời, điều tra thống những hộ NTTS đã và đang sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo chất lượng, những hộ chưa có ao xử lý bùn thải, nước thải… qua đó có kế họach khắc phục những trường hợp trên nhằm đảm bảo nuôi tôm an tòan bền vững.
3).Tiến hành quan trắc định kỳ theo thời gian ( tuần, tháng, quí ) chất lượng nước theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942 – 1995 (giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt) để đánh giá diễn biến, mức độ ô nhiễm nước và sự thay đổi chất lượng nước để có giải pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời khi có sự cố môi trường nước xảy ra. Lập Báo các Đánh giá Tác động Môi trường trong vùng qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất vừa trồng lúa, trồng màu vừa nuôi tôm nước lợ, mặn. Qua đó, tiến hành đánh giá các tác động môi trường có thể xãy ra và đề ra các biện pháp xử lý về mặt môi trường, từ đó đảm bảo được mục tiêu vừa phát triển kinh tế- xã hội vừa đi đôi với việc bảo vệ môi trường nước mặt ở Bạc Liêu.
4) Khuyến cáo và hướng dẫn các hộ nuôi tôm áp dụng Công nghệ nuôi vi sinh, nuôi tôm sinh tháivà xây dựng hệ thống ao nuôi theo quy trình khép kín (có ao lắng xử lý nước cấp cho ao nuôi, ao xử lý bùn đáy và nước thải- dự kiến phải bố trí khỏang 30% diện tích để xây dựng), tăng cường quản lý thuốc kháng sinh sử dụng nuôi thủy sản, nhằm bảo vệ môi rường nước cho nuôi tôm tiến tới phát triển nuôi trồng thủy sản sạch, bảo đảm tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.
5) Từ phía quản lý nhà nuớc: Hiện nay tỉnh Bạc Liêu đã thành lập Ban Điều tiết nước có giải pháp bảo vệ nguồn nước phục vụ NTTS bằng cách trước khi lấy nước mặn vào đầm NTTS sẽ đồng lọat thực hiện xổ nước ô nhiễm ra (nuớc ô nhiễm cả mùa khô, mùa mưa và do các hộ cải tạo ao đầm trong thời gian từ tháng 12 đến tháng giêng năm sau), khi xổ nước ra đồng lọat sẽ hút một lượng nước ngọt vừa cải tạo ao đầm vừa pha lõang nồng độ mặn.Thực hiện lấy nước mặn vào các ngày triều cường ở Biển Đông có mực nước Max sẽ truyền sâu và nhanh với chất lượng nước tốt hơn cho các hộ nuôi trồng thủy sản.
Vấn đề đặt ra là mối quan hệ vùng trong quá trình điều tiết nước trong vùng Bán đảo Cà Mau. Chẳng hạn như nếu đưa mặn lấn sâu về phía Sóc Trăng thì hộ nuôi tôm có đủ nồng độ nước mặn cho ao nuôi và ngược lại. Vấn đề này cần có ý kiến chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT có nên thành lập Ban chỉ đạo liên vùng đáp ứng hài hòa lợi ích trong sản xuất trong vùng nuôi trồng mặn ngọt./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu năm 2006-
2) Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phương án nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp các xã ven biển năm 2007.
3) Báo cáo thống kê thiệt hại do sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu- Sở TN&MT, tháng 6/2006.
4) Báo cáo kết quả thực hiện công tác Điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản 2005, 2006 và kế họach 2007- Ban chỉ đạo Điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu