» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81287118

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Liệu phá rừng có là nguyên nhân gây thuỷ tai?[11/5/08]
Bài viết này đơn giản chỉ là giới thiệu kết quả nghiên cứu và cách nhìn nhận của FAO? Nếu trong trường hợp này thì bài viết nên nêu qua một chút kết quả nghiên cứu của FAO cùng với một số liệu để bài viết thuyết phục hơn

Thư bạn đọc từ Pháp:

Liệu phá rừng có là nguyên nhân gây thuỷ tai?

 

Hỏi & thảo luận:

Xin chào  Ban Biên tập trang tin của Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam
Tôi là Nguyễn Thị Thanh Nhàn ((?) nếu đặt dấu chưa đúng tên bạn thì xin cho biết để sửa lại – BBT), hiện đang học Thạc sỹ ngành địa lý và  quy hoạch  lãnh thổ tại Pháp, đang làm đề tài về quản lý thủy tai ở Việt nam. Năm thứ nhất sẽ nghiên cứu về khoa học quản lý thủy tai trên thế giới và  chính sách quản lý thủy tai ở Việt nam. Sang năm, tôi  sẽ nghiên cứu về nhận thức của người dân   ứng xử khi lũ xảy ra.
Mới đây tôi  có tìm được bài viết  về  "Rừng và  lũ: Chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế?" của VNCOLD. Tôi  cũng đọc một bài trên trang web:
http://www.actu-environnement.com/ae/news/1301.php4 [06 Mai 2008] (L'actualité professionnelle du secteur de l'environnement et du développement durable) với tiêu đề là  "La déforestation ne serait pas la cause majeure des inondations de grande ampleur" - Phá rừng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến những trận lũ lớn", trong đó cũng nói đến kết quả nghiên cứu và kết luận của FAO.

Khi đọc bài viết  trên www.vncold.vn tôi  có đặt ra cho mình một số câu hỏisau:

1. Bài viết  này đơn giản chỉ là giới thiệu kết quả nghiên cứu và  cách nhìn nhận của FAO? Nếu  trong trường hợp này thì bài viết  nên nêu  qua một chút kết quả nghiên cứu của FAO cùng với một số liệu để bài viết  thuyết phục hơn.

2. Nếu  đây là bài viết  để bày tỏ rằng VNCOLD cũng chia sẻ cách nhìn này thì bài viết  nên có thêm phần phân tích sâu hơn với cái nhìn của những nhà có chuyên môn trong lĩnh vực này tại một nước Châu Á. Vì đây là một vấn đề khá phức tạp nên bài viết  đăng trên trang tin của Hội cần được khai thác và  phân tích sâu hơn.
3. Mới đây, tôi đọc một bài trên trang web:  http://www.scidev.net/en/news/forest-loss-leads-to-longer-more-severe-floods.html   (Science and Development Network).

với tiêu đề " Forest loss "leads to longer, more severe floods". Bài viết  này trình bày kết quả nghiên cứu của một nhóm ở Trường Đại học Charles Darwin - Úc lại chỉ ra rằng cứ mất đi 10% diện tích rừng che phủ thì cường độ lũ sẽ tăng từ 4 -28% và  tăng thời gian kéo dài của lũ lên 4 %.

Là một người  còn đang học tập và  mới tập nghiên cứu, tôi rất băn khoăn. Vì từ trước tới  nay đều tin rằng ngoài tính chất hazards (bất ngờ ngẫu nhiên) của tự nhiên thì phá rừng là nguyên nhân dẫn đến các trận lũ lớn. Ban Biên tập có thể cho tôi  biết tác giả của bài viết  này là ai và  liệu tôi  có thể trao đổi thêm với tác giả về vấn đề này không? Vì tôi  cũng muốn trích bài viết  của VNCOLD vào luận văn của tôi để chứng minh rằng, một số chuyên gia trong lĩnh vực  quản lý nước  của Việt Nam cũng chia sẻ cách nhìn của FAO,..và  một số vấn đề nữa. Tôi không phải là người  có background về thủy lợi  nên rất mong đựoc học hỏi và  chia sẻ quan điểm với tác giả của bài viết  này.

4.Tôi  dự định sau khi hoàn thành luận văn, có thời gian tôi  sẽ dịch một số tài liệu về khoa học quản lý thủy tai ở các nước. Khi đó không biết có thể chia sẻ trên Trang tin của VNCOLD?

Tôi  rất mong nhận thư trả lời của Ban biên tập.

Xin cám ơn và  chúc www.vncold.vn ngày càng có nhiều bài viết  phong phú. Chúc VNCOLD ngày càng lớn mạnh.

Kính thư

Nguyễn Thị Thanh Nhàn <thanhnhan.faci@gmail.com>

 

Trả lời:

 

1. Tài liệu Rừng và  lũ: Chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế? là một ấn phẩm trong Tuyển tập “Triển vọng rừng” được FAO xuất bản nhằm thúc đẩy thảo luận và tranh luận về các vấn đề then chốt về rừng. Loạt ấn phẩm này được Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có bản tiếng Việt.  Bạn có thể tải bản tiếng Anh và tìm hiểu các tác giả của ấn phẩm tại www.cifor.cgiar.org.

        Đây là vấn đề rất lớn, quan trọng và nhạy cảm trên phạm vi toàn cầu. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các chuyên gia về các lĩnh vực thuỷ lợi, lâm nghiệp, môi trường trên thế giới đã và đang triển khai nhiều chương trình nghiên cứu vấn đề này. 
        
VNCOLD chưa có điều kiện tổng hợp, tổ chức nghiên cứu để phân tích và bình luận nội dung của FAO. Việc đăng tải trên www.vncoln.vn chỉ có mục đích giới thiệu để bạn đọc tham khảo và cùng trao đổi. Chúng tôi sẽ chuyển ý kiến của bạn đến các chuyên gia và cơ quan hữu quan để có sự phân tích thêm. Tuy nhiên, vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai (lũ lụt và hạn hán) có thể coi là đã được khẳng định. Từ xưa, các cụ đã dạy ”Một cây to bằng một kho nước!”.Rất nhiều sông suối ngày càng suy kiệt do không còn nước “sinh thuỷ” về mùa khô.  Những trận lũ quét và sạt lở mái dốc ngày càng nhiều ở những vùng đồi núi trọc trong mùa mưa đã gây bao tổn thất nặng nề.  

2. Về kết quả nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Charles Darwin cho rằngcứ mất đi 10% diện tích rừng che phủ thì cường độ lũ sẽ tăng từ 4 -28% và  tăng thời gian kéo dài của lũ lên 4 %”  thì cần chú ý nêu  rõ thêm. Nếu cùng lượng mưa trên cùng lưu vực, khi độ che phủ của rừng giảm đi thì cường độ của lũ sẽ tăng lên nhưng thời gian trận lũ sẽ ngắn lại . Nếu cả cường độ lũ và thời gian lũ đều tăng thì có nghĩa là lượng mưa đã tăng lên đáng kể. Như vậy, việc phá rừng còn làm tăng thêm lượng mưa trong vùng và điều này cần được phân tích và minh chứng.

 


3. Bạn có thể sử dụng và trích dẫn các tư liệu trên www.vncold.vn trong những bài nghiên cứu của mình. Chỉ cần ghi rõ nguồn gốc (bài, tác giả và www.vncoln.vn ).

4. Cám ơn bạn về những lời chúc tốt đẹp cùng với dự định gửi bài và cộng tác với www.vncold.vn . Bạn có thể gửi bài Việt ngữ hoặc Pháp hay Anh ngữ (www.vncold.vn có phần tiếng Anh – Pháp được rất nhiều bạn đọc trong và ngoài nước truy cập). Nếu bài Pháp hoặc Anh ngữ thì nên có phần tóm tắt Việt ngữ để giới thiệu trong phần tiếng Việt. Bạn cũng có thể gửi cho chúng tôi cả những bài của giáo sư và đồng nghiệp, đương nhiên với sự đồng ý của tác giả. Bài được gửi về địa chỉ:

bbb@vncold.vn

Mong sớm nhận được nhiều bài của bạn.

Chúc bạn thành công trong nghiên cứu..


Nhắn các bạn đọc của  www.vncold.vn : đề nghị dùng font unicode có dấu đối với các thư gửi tới Ban Biên tập.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o