» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81260696

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Vấn đề cải tạo các tiểu khu nhà ở Hà Nội.[31/5/08]
Tham luận tại Hội thảo: Kiến trúc Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long

Vấn đề cải tạo các tiểu khu nhà ở Hà Nội

(tham luận tại Hội thảo:

Kiến trúc Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long)

 

 

TS.Phạm Sỹ Liêm

Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng VN

 

1. Hà Nội hiện có nhiều tiểu khu nhà ở, gồm các chung cư xây gạch như Khu Nguyễn Công Trứ, lắp ghép bằng blốc lớn như Khu Kim Liên hoặc bằng tấm lớn như Trung Tự, Giảng Võ, Thanh Xuân. Tuy xây dựng mới được 30 - 50 năm nhưng nay đã xuống cấp nghiêm trọng và lỗi thời về công năng, nên UBND Thành phố chủ trương cải tạo các tiểu khu nhà ở đó theo phương thức xã hội hóa và phương châm hài hòa lợi ích của người đang ở, của nhà đầu tư và của thành phố. Trong bài này tôi góp ý kiến vào việc thực hiện chủ trương quan trọng này của Thành phố Hà Nội.

 

2. Vấn đề đầu tiên là về phương hướng cải tạo, tức là phá đi để xây lại tiểu khu nhà ở mới hiện đại hơn hay là xây cái gì vào chỗ đó? Đây là vấn đề thuộc đô thị học mà  thành phố cần xử lý theo tư duy phát triển hiện đại chứ không phải là lặp lại tư duy đô thị học của thế kỷ trước.

            Tiểu khu nhà ở là sản phẩm của đô thị học theo Chủ nghĩa hiện đại (Modernism)  do Le Corbusier  và một số kiến trúc sư khởi xướng từ những năm 20 thế kỷ trước, mà tiểu khu đầu tiên được xây dựng năm 1939 ở Mỹ, gồm 51 tòa nhà 7 đến 15 tầng cho 42 000 người ở, có tên là Công viên Chester.  Mô hình tiểu khu nhà ở được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu để khôi phục các đô thị sau Thế chiến II, mà tiêu biểu là các tiểu khu chung cư giá vừa phải HLM của Pháp.

            Mô hình tiểu khu nhà ở được giới quy hoạch đô thị Liên Xô tiếp nhận và nghiên cứu hoàn thiện, đặt tên là microrayon, thể hiện trong rất nhiều đồ án trình bày tại Triển lãm xây dựng đô thị tại Matxcơva năm 1960, nhân một Hội nghị quốc tế về kiến trúc. Hàng loạt tiểu khu nhà ở 5 tầng lắp ghép tấm lớn được xây dựng dưới thời Khơrutsốp, rồi lan tỏa ra các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam. Từ những năm 70 thì các chung cư 5 tầng được thay thế bằng chung cư 9 - 20 tầng tiện nghi hơn và cũng đẹp hơn.

Từ những năm 60 -70 thế kỷ trước, các nước phương Tây đã sớm nhận ra các nhược điểm của mô hình tiểu khu nhà ở, đình chỉ áp dụng mô hình này, thậm chí còn dỡ bỏ một số khu đã xây dựng như thành phố St. Louis (Mỹ) dỡ bỏ 33 tòa nhà 11 tầng gồm 2870 căn hộ của tiểu khu nhà ở Pruist - Igoe năm 1972. Các nhược điểm đó có thể tóm tắt lại như sau:

1) Tiểu khu nhà ở được hình thành theo luận điểm phân khu chức năng triệt để trong đô thị. Hiến chương Athènes (1933) chia đô thị thành 3 khu chức năng: cư trú, công nghiệp và nghỉ ngơi giải trí, kết nối với nhau bằng các đại xa lộ. Đô thị như vậy không còn phố xá. Le Corbusier nói: “Chúng ta phải giết chết phố phường… Chúng ta sẽ chỉ thực sự đi vào lĩnh vực quy hoạch hiện đại sau khi công nhận sự phán quyết mang tính tiên đề ấy”. Còn kiến trúc sư A.Obraztsov (Liên Xô) thì tự hào cho rằng “sẽ không còn phố xá hai bên đường” trong tiểu khu nhà ở. Thế nhưng thực tế đã chứng tỏ phố phường không thể xóa bỏ vì nó đa công năng, tiện lợi cho cuộc sống người dân đô thị, là nơi họ giao tiếp với nhau, đi lại thoải mái trên vỉa hè chứ không phải lúc nào cũng gắn liền với ô tô. Phố phường góp phần tạo ra bản sắc và tâm hồn đô thị.

2) Tiểu khu nhà ở làm tăng khoảng cách giữa các tuyến giao thông đô thị, mà theo Chủ nghĩa Hiện đại thì gồm các đại lộ rộng lớn hàng trăm mét và hơn nữa để thu gom các phương tiện giao thông cơ giới từ các tuyến đường nhánh đổ ra. Các đại lộ này dễ bị tắc nghẽn, không như hệ thống đường ô vuông rất thông thoáng và rộng gần như nhau trong các đô thị cổ điển. Các đại lộ rộng  lớn ngăn cách đô thị thành nhiều mảnh khó liên hệ với nhau.

3)  Tiểu khu nhà ở với các kiểu nhà giống nhau như trại lính, từ nhà ở đến các tuyến giao thông công cộng khá xa, phải đi bộ 10 - 15 phút. Cuộc sống người dân tại đây khá buồn tẻ, ít có cơ hội giao tiếp với nhau, thiếu vắng cảm nhận cộng đồng (sense of community) và cảm nhận địa điểm (sense of place).

 

            Vì những lẽ nói trên, tuy muộn màng nhưng các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đều đã từ bỏ mô hình tiểu khu nhà ở sau khi chuyển đổi kinh tế. Năm 1997, đại điện các nước Đông Âu và một số nước Trung Âu đã thông qua “Tuyên bố Sophia về tương lai của nhà tấm lớn tại Trung Âu và Đông Âu” để kết thúc thời kỳ tiểu khu nhà ở.

 

3.- Vậy mô hình gì thay thế cho mô hình tiểu khu nhà ở? Đó là mô hình “xã khu cư trú tốt” (livable community). [Chú thích: xã khu là từ Trung quốc dịch các từ community và neighbourhood]. Xã khu cư trú tốt là tên gọi chung cho nhiều loại hình tổ chức cư trú như Phát triển xã khu Truyền thống (Traditional Neighbourhood Development - TND), Phát triển xã khu theo Định hướng Giao thông (Transportation hoặc Transit Oriented Development - TOD), Làng Đô thị (Urban Villages) v.v… Đặc điểm chung của các loại hình cư trú này là “Cư trú tốt” (Livability), được đánh giá trên các mặt sau đây:

 

(1)       An toàn và sức khỏe: an toàn giao thông, an toàn cá nhân và sức khỏe cộng đồng, tạo cảm giác an toàn (sense of safety);

(2)       Môi trường sinh thái (sạch, yên tĩnh, không khí và sông hồ trong lành);

(3)       Môi trường xã hội (láng giềng thân thiện, bình đẳng tôn trọng nhau) tạo cảm giác cộng đồng (sense of community);

(4)       Cơ hội nghỉ ngơi, giải trí, bản sắc văn hóa, lịch sử, kiến trúc v.v… tạo cảm giác địa điểm (sense of place), để như lời Chế Lan Viên: “đất bỗng hóa tâm hồn”.

 

Xã khu cư trú tốt là xã khu có bản sắc nhìn thấy được và cảm nhận được. Bản sắc khu (neighbourhood character) trở thành cụm từ chủ đạo trong Đồ án Đô thị (City Plan) của Thành phố Vancouver (Canada) từ năm 1995 và trong hệ thống quy hoạch của bang Victoria (úc) từ năm 2001.

Luận điểm Cư trú tốt được Liên minh các Đô thị (Cities Alliance), một tổ chức được sự hậu thuẫn của WB và Habitat, UNDP, đưa  vào  Chiến lược Phát triển đô thị (Cities Development Strategy - CDS) hướng tới Đô thị bền vững (Sustainable Cities) với bốn độ đo. (dimensions) là Cư trú tốt (livability),  sức cạnh tranh (competitiveness), trị lý giỏi (good governance) tài chính lành mạnh (bankability).

Qua tất cả những điều trình bày ở trên có thể thấy không thể cải tạo các tiểu khu nhà ở bằng mô hình tiểu khu nhà ở mà phải chuyển sang mô hình xã khu cư trú tốt do Đô thị học Mới đề xướng và đã áp dụng thành công trên thế giới và ở Việt Nam (Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng).

 

4.  Nếu chấp nhận phương hướng cải tạo như trên thì việc thực hiện chủ trương cải tạo tiểu khu nhà ở nên theo các nguyên tắc sau đây:

            Nguyên tắc I - Quy hoạch lại khu vực tiểu khu nhà ở cũ thành xã khu cư trú tốt (cũng có thể gọi là khu đô thị cư trú tốt -  livable urban district), với cơ cấu chủ đạo là đường phố và hệ thống giao thông mở kết nối với các đường phố hiện có, với mật độ nâng cao (increased density) theo luận điểm của tăng trưởng thông minh (smart growth) và đô thị nén (compact city).

            Nguyên tắc II- Công tác cải tạo tiểu khu nhà ở được thực hiện dưới sự chủ trì tổ chức của chính quyền Quận với quan hệ đối tác công tư (public - private partnership)  và quan hệ đối tác cộng đồng (community partnership). (Xin lưu ý: quan hệ đối tác cao hơn sự tham dự - Participation).

            Nguyên tắc III - Hài hòa các lợi ích, nhưng lợi ích của cộng đồng phải đặt ra trước tiên.

 

            Kết luận:  Tham luận ngắn ngủi này không thể nói được nhiều điều. Chủ trương cải tạo tiểu khu nhà ở là chủ trương lớn, nếu thực hiện không tốt rất dễ dẫn đến những bất ổn xã hội, nhất là khi có sự gây nhiễu của những người không có động cơ trong sáng đến từ cả ba phía: chính quyền, thị trường và cộng đồng. Vì vậy tôi mong lãnh đạo Thành phố Hà Nội tăng cường chỉ đạo  chủ trương này theo tư duy phát triển đô thị hiện đại. Tư duy đổi mới này cũng cần được quán triệt cả trong các dự án phát triển các khu đô thị mới cũng như phát triển và mở rộng các tuyến đường phố.

 

(www.vncold.vn)
 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o