» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81289081

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nâng cao năng lực tư vấn để hội nhập.10/1/2007
Với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, công tác tư vấn thiết kế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đơn vị tư vấn bị tụt hậu, không theo kịp sự phát triển về công nghệ và kỹ thuật ứng dụng. Bài viết đã nêu rõ hiện trạng, đánh giá nguyên nhân và đề xuất các giải pháp về vấn đề này, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

 

 

Một số ý kiến xung quanh vấn đề

Nâng cao năng lực  tư vấn

để hội nhập


                                            
                                                TS. Trịnh Công Vấn,

                                                                                   Chủ tịch HĐQT & Tổng giám đốc

                                                                             Công ty CP. Tư vấn xây dựng thủy lợi II

 

Dịch vụ tư vấn và tổ chức tư vấn

Trong lịch sử, nghề tư vấn công trình có lẽ phát triển nhất tại các nước có nền văn hoá Anglo-Saxon; Tại đó các cơ quan chính quyền thường thuê tư vấn để giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Ở một số nước khác như Pháp, Đức… các cơ quan nhà nước  lại có khuynh hướng tăng cường năng lực nhân viên của mình để thực hiện các công việc như vậy. Tại Hà Lan, người ta dung hoà cả hai, một là tăng cường sự phát triển tư vấn đồng thời các cơ quan chính quền tăng cường năng lực nhân viên của họ.

Khởi đầu, hoạt động tư vấn do các nhà tư vấn tự do (individual) với sự giúp đỡ của vài nhân viên. Nhà tư vấn tự duy trì mối quan hệ với khách hàng, hoạt động và chịu trách nhiệm cá nhân với những công việc tư vấn. Khi nhu cầu khách hàng tăng lên các nhà tư vấn như vậy nhóm lại với nhau thành các công ty tư vấn ở các lĩnh vực khác nhau. Các hiệp hội tư vấn được thiết lập ở nhiều quốc gia nhằm bảo vệ cho các nhà tư vấn chuyên nghiệp. Các hiệp hội đề cao tiêu chuẩn đạo đức tư vấn trong khi áp dụng các tiêu chuẩn gia nhập. Trong lịch sử  ở một số hiệp hội quốc gia ban đầu chỉ có các nhà tư vấn tự do tham gia chứ không phải là các hãng tư vấn. Bắt buộc các nhà tư vấn tham gia không thuộc tổ hợp  các công ty mà trong đó bao gồm cả nhà thầu xây dựng hoặc nhà cung cấp, sản xuất. Ngày nay, tham gia các hiệp hội không chỉ có các nhà tư vấn  tự do mà còn có các công ty tư vấn, các công ty có thể thuộc tập đoàn trong đó có nhà sản xuất hoặc cung cấp.. Dẫu sao mục đích của hiệp hội vẫn là đề cao chuẩn mực trung thực và khách quan trong nghề tư vấn. Các nhà cung cấp tài chính như WB, ADB luôn yêu cầu tính độc lập của tư vấn.

Tư vấn xây dựng có thể là cá nhân (Individual consultants) nếu yêu cầu của khách hàng chỉ nhằm giải quyết vấn đề cụ thể mà chỉ cần một chuyên gia. Trong trường hợp này thoả thuận khá đơn giản. Nếu chuyên gia đó thuộc công ty tư vấn  thì khó khăn hơn và giá cũng phải cao hơn do phải chi phí cho công ty và công ty có trách nhiệm thay thế chuyên gia trong trường hợp cần thiết. Một nhóm kỹ sư tư vấn tự do có thể được thuê để giải quyết một vấn đề. Khi cần  một đội tư vấn tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong thời gian nhất định thì việc thuê công ty tư vấn là tốt nhất. Công ty có trách nhiệm bố trí nhân sự, có trách nhiệm cao nhất và lâu dài đối với khách hàng.

Thông thường các khách hàng thuê tư vấn hành động như là cố vấn kỹ thuật, lập các hồ sơ thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật, đấu thầu, giám sát xây dựng, quản lý dự án… Trong một số trường hợp đặc biệt kỹ sư tư vấn còn thay mặt khách hàng thương thảo với nhà thầu hoặc nhà cung cấp. Khi lựa chọn nhà tư vấn, khách hàng thường quan tâm đến tình hình tài chính, năng lực chuyên môn (các chuyên gia chính), kinh nghiệm dự án, quốc gia tương tự…

Biểu dưới đây cho thấy khi đánh giá các nhà tư vấn, khách hàng quan tâm lớn nhất đến các chuyên gia chính.

 

Loại công việc

Kinh nghiệm

Của công ty

Kế hoạch thực hiện

Nhân sự chủ chốt

Lập dư án  đầu tư

Thiết kế chi tiết

Giám sát

10-20

25-40

25-40

25-40

10-20

10-20

40-60

25-40

40-60

 

Tất nhiên đề xuất kỹ thuật cần phải vượt qua số điểm nhất định (thường là 70%) thì hồ sơ dự thầu mới  được xem xét, nhưng tỷ trọng điểm về giá chỉ chiếm khỏang 15-20%, thể hiện sự coi trọng yếu tố kỹ thuật trong lựa chọn nhà tư vấn.

 

Tư vấn xây dựng ở nước ta

Hầu hết các công ty tư vấn xây dựng ở Việt Nam đều chuyển đổi tên gọi từ các Viện khảo sát thiết kế (thuộc các Bộ) hoặc các xí nghiệp khảo sát thiết kế ở cấp tỉnh thành… Tại thời điểm đầu tiên mang tên công ty tư vấn, phần lớn cán bộ, nhân viên công ty còn chưa hiểu tư vấn là thế nào và trong thời gian dài công ty vẫn làm việc như là một công ty khảo sát và thiết kế. Lẽ tất nhiên công tác thiết kế cũng là một dịch vụ tư vấn nhưng bản thân tư duy của kỹ sư và các nhà quản lý vẫn còn bị giới hạn phạm vi, nội dung công tác tư vấn. Đây là đặc điểm rất quan trọng của các công ty tư vấn Việt Nam, nó cũng là một trong những nguyên nhân của chậm phát triển, chậm hội nhập. Khi thị trường tư vấn mở cửa cho các công ty tư vấn nước ngoài, các dự án ODA với các nguyên tắc của nhà cho vay quốc tế, sự tụt hậu về tư duy của tư vấn trong nước cũng bộc lộ rõ hơn. Trong khi kỹ năng (tính toán hay thiết kế ) của kỹ sư tư vấn Việt Nam đủ đáp ứng yêu cầu của công việc thì khả năng tư duy tổng quát, khả năng làm việc độc lập, đặc biệt là khả năng làm việc theo tổ, nhóm của họ có nhiều bất cập. Tư vấn Việt nam thường khá giỏi trong khi giải các bài tóan cụ thể nhưng khi giải quyết một vấn đề có tính phức tạp thì lúng túng, đặc biệt là từ phương pháp luận, phương pháp tiếp cận.

Nhận thức của xã hội, đặc biệt của các nhà quản lý đối với công tác tư vấn cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều nhà quản lý còn nhìn nhận sản phẩm tư vấn là những bản vẽ cụ thể vì thế đánh gía chưa đúng lao động của tư vấn. Áp lực công việc, tiến độ, giá cả đôi khi hạn chế tính khách quan của công tác tư vấn. Công tác tư vấn trong một số trường hợp còn mang tính minh hoạ cho chủ trương đầu tư hơn là khẳng định tính khả thi (hay không khả thi) của dự án.

Chính sách về giá tư vấn vẫn chưa được xem trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tư vấn. Các công ty tư vấn dường như làm chỉ đủ “nuôi quân” mà không có kinh phí để đầu tư  cho phát triển (nhân lực / trang thiết bị…)

 

Tại sao phải tăng cường năng lực tư vấn

Tự bản thân các công ty tư  vấn, kỹ sư tư vấn đã và đang nhận ra rằng chất lượng dịch vụ tư vấn của mình chưa đáp ứng yêu cầu của hiện tại và tương lai rất gần.

Do tiếp cận các dự án vốn vay, làm việc với tư vấn nước ngòai, ngày nay khách hàng đã có những đòi hỏi ở mức quốc tế đối với các dịch vụ tư vấn được cung cấp bởi tư vấn trong nước mà đôi khi không cần quan tâm chi phí tư vấn vẫn còn ở mức rất thấp. Tuy đó là một nghịch lý nhưng những đòi hỏi của khách hàng về chất lượng tư vấn vẫn là chính đáng. Ngoài dịch vụ khảo sát và thiết kế đã được các công ty tư vấn thực hiện khá tốt, các  công ty tư vấn đang cố gắng cung cấp các dịch vụ khác như quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, giám sát xây dựng… Tuy nhiên năng lực cán bộ còn nhiều bất cập. Trong khi tư vấn giải quyết các bài tóan kỹ thuật tương đối tốt thì họ ít được đào tạo về quản lý xây dựng, không thông thạo lắm về chính vai trò của tư vấn, nhầm lẫn về trách nhiệm của mình trong từng dự án cụ thể.

Trong nhiều năm gần đây, nhiều chủ đầu tư (phần đông là từ nguồn ngân sách) than phiền đối với các dịch vụ tư vấn xây dựng. Họ chỉ trích tư vấn không chỉ là vì chậm tiến độ mà còn vì những sai sót phải điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công. Cũng có khi là do khi thấy có việc thì nhà tư vấn cố gắng nhận để nhân viên mình có việc làm mà đành chấp nhận mức giá thấp, thời gian thực hiện ngắn mặc dù họ đã biết trước là không thể hòan thành đúng hạn. Những sai sót trong thiết kế cũng không tránh được do công tác kiểm sóat chất lượng sản phẩm còn nhiều bất cập, trình độ chuyên gia còn chưa đáp ứng... Tuy nhiên, cũng cần nêu ra rằng các khách hàng (nhà nước) do không chủ động được kế họach vốn mà khi được phép thuê tư vấn thì lại muốn hòan thành công việc trong thời gian quá ngắn. Những điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công là điều bình thường (kể cả tư vấn nước ngòai) nhưng khách hàng cũng xem đó như là những sai sót yếu kém của tư vấn.

Đối tác với các hãng tư vấn quốc tế, các kỹ sư tư vấn Việt Nam bộc lộ khả năng làm việc yếu;  nhiều kỹ sư tư vấn không thể tham gia do rào cản ngôn ngữ.

Như vậy nếu năng lực tư vấn không được tăng cường, chúng ta không những bỏ mất cơ hội  thực hiện những dự án ODA mà ngay cả các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trong nước nhiều công ty, kỹ sư tư vấn cũng không đáp ứng được.

 

Làm thế nào để nâng cao năng lực tư vấn

Đây là câu hỏi không chỉ dành cho các nhà Tư vấn, các công ty tư vấn mà còn là trăn trở của các nhà quản lý xây dựng các cấp. Câu trả lời cũng chính là những đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía.

Trước hết, các kỹ sư tư vấn, các công ty tư vấn cần có kế hoạch cụ thể để hòan thiện, nâng cao năng lực của chính mình. Điều này đặc biệt quan trọng vì mỗi lĩnh vực, mỗi công ty, mỗi cá thể có những “vấn đề” riêng cần phải giải quyết để có thể hội nhập.

Công tác đào tạo cần được quan tâm từ chương trình giảng dạy ở trường đại học. Nhiều môn học ở trường hiện nay giúp sinh viên ra trường có kỹ năng tính tóan khá tốt nhưng hiện còn thiếu môn dạy về “kỹ năng tư duy”. Phương pháp làm việc, cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề còn chưa được đào tạo từ nhà trường. Trong khi hướng dẫn các sinh viên nước ngòai thực tập tốt nghiệp tôi thấy họ rất tự tin họat động theo nhóm, tự thiết lập kế họach, biện pháp giải quyết. Kết thúc kỳ thực tập họ chuẩn bị báo cáo và thực hiện một buổi trình bày (presentation) rất nghiêm túc, điều mà so sánh ra nhiều kỹ sư của chúng ta chưa làm được. Công tác đào tạo sau tốt nghiệp tại nước ta còn bị xem nhẹ (ở đây tôi không nhắc đến đào tạo cao học hoặc tiến sĩ). Nhiều thông tin, tiến bộ kỹ thuật công nghệ không được thường xuyên cập nhật thì chính các kỹ sư của ta đã tự tụt hậu rồi nói chi đến hội nhập. Hiện nay một số công ty tư vấn đã thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên của mình. Tuy nhiên do hạn chế về kinh phí (chi phí tư vấn thấp không đủ trích ra cho đào tạo) mà còn nhiều công ty vẫn còn chưa thiết lập được chương trình đào tạo cần thiết. “Tự đào tạo” là một đòi hỏi có tính quyết định đối với các nhà Tư vấn. Họ có thể học hỏi phương pháp, và kỹ năng giải quyết vấn đề từ trong công việc cụ thể, đặc biệt khi họ tham gia các dụ án có sự tham gia hay chủ trì bởi tư vấn nước ngòai.

Aùp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất theo ISO-9000 cũng là một biện pháp tốt hướng tới hội nhập.

Hiện nay nhà nước đang chủ trương và thúc đẩy quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước trong đó có các doanh nghiệp tư vấn xây dựng. Sự độc lập của các công ty tư vấn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình cung cấp các dịnh vụ tư vấn. Doanh nghiệp sau cổ phần hóa sẽ thực sự phải đối mặt với vấn đề “Tồn tại, phát triển hay là chết”. Thách thức đó buộc các công ty phải lựa chọn phương thức sản xuất và bán hàng phù hợp nhất, kể cả lựa chọn người quản lý và điều hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước hoặc nhà nước chi phối hiện không được tham gia các dự án ODA, và vì thế sự tiếp cận, học hỏi các nhà tư vấn quốc tế nhằm hòan thiện mình cũng sẽ ít cơ hội hơn. Vì vậy CPH cũng là một giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tư vấn phát triển và hội nhập.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý xây dựng cần hỗ trợ các nhà tư vấn nâng cao năng lực bằng các chính sách vĩ mô. Nhà nước không nên để mặc tư vấn vì sản phẩm tư vấn nếu ở trình độ thấp (không nói là sai) thì nhà nước phải chịu hậu quả về kinh tế và xã hội. Không chỉ cần xem xét lại chính sách về giá mà cần để cho tư vấn trong nước được bình đẳng với tư vấn nước ngòai. Trong một dự án vốn vay ODA, khi tư vấn Việt nam phối hợp với tư vấn nước ngòai thì nhà nước dễ dàng chấp nhận mức lương hàng chục ngàn đô la cho chuyên gia nước ngòai mà không thể chấp nhận mức vài ngàn đô la cho chuyên gia trong nước.

Hiệp hội tư vấn là tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nhà tư vấn, cũng phải là địa chỉ để các nhà hoạch định chính sách tham khảo ý kiến tư vấn.

Hội nhập về kinh tế là một đòi hỏi bức thiết nếu chúng ta không muốn tụt hậu. Để có đủ năng lực để hội nhập tư vấn Việtnam cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ nhiều phía, trong đó yêu cầu tự hòan thiện mình của các nhà tư vấn, các công ty tư vấn là đặc biệt quan trọng và có tính quyết định./.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o