» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81489669

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Một số giải pháp kích cầu để chống suy giảm sản xuất vật liệu xây dựng. [30/3/09]
Phát biểu tại Toạ đàm “ảnh hưởng của khủng hhoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đối với hoạt động xây dựng ở Việt Nam” do Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam tổ chức, ngày 27/3/2009

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH CẦU ĐỂ CHỐNG SUY GIẢM

SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

TS. Trần Văn Huynh

Chủ tịch Hội Vật liệu
 xây dựng Việt Nam

(Phát biểu tại Toạ đàm “ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đối với hoạt động xây dựng ở Việt Nam” do Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam tổ chức, ngày 27/3/2009)

 

I. Thực trạng ngành CN VLXD Việt Nam

 

1. Trong những năm gần đây, ngành CN VLXD nước ta được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, thị trường VLXD đã trở thành thị trường hoạt động sôi động nhất trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và để xuất khẩu nước ngoài, có mặt trên 100 thị trường các nước và vùng lãnh thổ.

- Đến nay năng lực sản xuất của xi măng nước ta đã vượt qua ngưỡng 45 triệu tấn và dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ trên 55 triệu tấn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Về kính xây dựng có 8 nhà máy với tổng công suất là 107.5 triệu m2 (QTC). Nếu năm 2010 nhà máy kính Chu Lai vào sản xuất sẽ đưa công suất toàn ngành lên 141.5 triệu m2.

- Về gạch ốp lát ceramic, granite đã vượt ngưỡng 300 triệu m2, vượt xa nhu cầu nội địa, có khả năng xuất khẩu trên 30%.

- Về sứ vệ sinh với năng lực 9.2 triệu sản phẩm/ năm. Không những đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu trên 20%.

- Về đá ốp lát, phát triển rất nhanh, đưa năng lực lên 6 triệu m2/ năm, có nhiều chủng loại rất hấp dẫn, chất lượng tốt, mẫu mã mầu sắc rất phong phú, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 trên 100 triệu USD.

- Tấm lợp Fibro – xi măng đã đưa năng lực sản xuất lên trên 90 triệu m2/năm.

- Gạch đất sét nung 20 tỷ viên, đá xây dựng 88 triệu m3, cát xây dựng trên 80 triệu m3, các loại vật liệu composite vật liệu trang trí hoàn thiện được phát triển, nhiều chủng loại.

Ngoài ra ngành VLXD nước ta đã tăng tốc về xuất khẩu, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chỉ có 27 triệu USD thì năm 2007 tăng lên 283 triệu USD, gấp 10.3 lần tăng bình quân hàng năm 45%.

2. Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nước ta bị suy giảm kinh tế, ngành công nghiệp VLXD cũng đã bị ảnh hưởng lớn. sản xuất, kinh doanh bị giảm sút. Trong đó nổi lên:

- Sứ vệ sinh chỉ khai thác với 80% công suất. Một số nhà máy Thanh Trì, Việt Trì, Bình Dương, Thiên Thanh, Sứ vệ sinh Đà Nẵng, chỉ khai thác được dưới 60%.

- Kính xây dựng, do tiêu thụ giảm sút, hàng tồn kho lớn, 34 triệu m2, kinh doanh thua lỗ, nên hai nhà máy phải đóng cửa với công suất 8.5 triệu m2, 3 nhà máy đã tạm thời tắt lò 42 triệu m2. Hiện nay chỉ còn lại vận hành 65.5 triệu m2 bằng 56% tổng công suất đã xây dựng lắp đặt.

- Gạch Ceramic, Granite chỉ khai thác được 70-80% tổng công suất, có đơn vị chỉ được 58%.

- Các loại VLXD khác như tấm lợp khai thác khoảng 90% công suất, đá ốp lát phát triển tốt.

 

II. Nguyên nhân giảm sút:

 

1. Lạm phát suy thoái kinh tế làm cho thị trường bất đọng sản đóng băng, đầu tư xây dựng công trình bị giảm, chậm lại, nhu cầu VLXD giảm.

2. VLXD nhập khẩu tràn lan, bằng nhiều đường nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, theo đường thiết bị toàn bộ tổng thầu EPC, gian lận thương mại như khai giảm đơn giá tính thuế (bằng 50-70% giá thật), khai sai quy cách, chủng loại, chất lượng sản phẩm, sản phẩm gạch granite thô khai làm nguyên liệu để giảm thuế suất nhập, quay vòng hoá đơn. Hàng nhập khẩu không được kiểm tra chặt chẽ chất lượng, thiếu hàng rào kỹ thuật. Kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến: năm 2008 so với 2007, kính xây dựng tăng 1.5 lần (30 triệu lên 45 triệu USD). Hai tháng đầu năm 2009 nhập khẩu khoảng 4 triệu m2 (QTC), chiếm khoảng 30% thị phần kính xây dựng nội địa.

Kim ngạch nhập khẩu sứ xây dựng từ 4.775 triệu USD năm 2007 tăng lên 6.813 triệu USD năm 2008 tăng lên 1.42 lần, chiếm 15% thị phần nôị địa.

3. Giá nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào rất cao, không ổn định, làm cho giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh thấp. Như giá dầu FO cao hơn các nước trong khu vực 20 - 30%, có thời điểm 50% (tháng 12/2008, giá FO Việt Nam là 468USD/T, giá Singapore 237USD/T). Trong sản xuất kính, giá dầu FO chiếm 30%, giá thành kính, làm cho giá bán kính trong nước cao hơn giá kính nhập.

4. Chúng ta chưa phát huy hết nội lực để triệt để khai thác thị trường nội địa, để thị trường nội địa cho nước ngoài chiếm dần.

Trong luật đấu thầu có quy định nhà thầu nước ngaoiftrúng thầu phải sử dụng lực lượng lao động địa phương, sử dụng vật tư thiết bị trong nước có. Nhưng trong suốt mấy năm qua nhiều dự án xi măng, nhà máy nhiệt điện, khai khoáng. Tổng thầu EPC nước ngoài đưa toàn bộ lao động người nước ngoài vào, từ lao động  phổ thông, cấp dưỡng, bảo vệ, công nhân kỹ thuật, nhập 100% thiết bị (Ta có chủ trương phấn đấu chế tạo trong nước 40 - 60%), đưa vật tư ngoại vào xây dựng công trình).

Chủ đầu tư, nhà quản lý cho rằng ‘công trình giá rẻ, thời gain thi công nhanh là được. Người ta không thấy rằng giá không rẻ vì chất lượng công trình thiết bị kém, tiêu hao vật chất trong giai đoạn vận hành cao, chỉ thấy lợi ích trước mắt, không nghĩ đến lợi ích lâu dài, vì lợi ích cục bộ, không nhìn lợi ích toàn cục.

Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động để điều chỉnh cải tiến sản phẩm, hạ giá thành thâm nhập vào thị trường.

 

III. Một số giải pháp để chống suy giảm kinh tế giữ nhịp độ phát triển VLXD

 

1. Sử dụng xi măng để làm đường giao thông: Mặt đường bê tông xi măng có nhiều ưu điểm kinh tế, kỹ thuật:

Mặt đường bê tông xi măng là loại mặt đường cứng, cường độ cao, thích ứng với các loại xe, kể cả xe bánh xích, xe tải trọng lớn, cường độ mặt đường không thay đổi theo nhiệt độ. Có độ cứng lớn, phân bổ đều tải trọng, chịu va đập tốt, tuổi thọ của đường bê tông xi măng cao, từ 40 - 50 năm, gấp 3 - 4 lần so với mặt đường bê tông nhựa, ít tốn kém duy tu, bảo dưỡng. Đường bê tông xi măng rất ổn định với nước, chịu được ngập lụt lâu ngày. Làm đường bê tông xi măng là giải pháp kích cầu sử dụng xi măng, vật liệu xây dựng địa phương, không phải nhập khẩu nhựa đường, giảm nhập siêu. Kỹ thuật thi công đa dạng, thi công với thiết bị hiện đại, với lực lượng lao động xây dựng thông thường, xử dụng lao động nông thôn đang thiếu việc làm là giải pháp phát huy nội lực hiệu quả nhất. Bê tông xi măng thi công theo phương pháp trộn nguội, không gây ô nhiễm môi trường. Đường bê tông xi măng ở các nước từ 40-60%, trong khi ở nước ta là dưới 2%.

Để phát huy xây dựng hạ tầng kỹ thuật bền vững, đề nghị chính phủ cho áp dụng rộng rãi làm đường bê tông xi măng. Chính phủ cho sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn 2500 tỷ để làm đường bê tông xi măng (không làm đường nhựa thâm nhập chóng hỏng).

Năm 2009 dành khoảng 2500 tỷ đòng trong vốn đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn để làm 10.000km đường nông thôn. Các năm sau tiếp tục đầu tư để cải thiện bộ mặt nông thôn.

2. Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng không nung thay thế VLXD đất sét nung nhằm giành đất canh tác cho nông dân có kế sinh nhai, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho ngành cơ khí trong nước phát triển. Sử dụng được phế thải công nghiệp, không tiêu thụ than gây ô nhiễm môi trường. Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế VAT từ 0 – 5%, giảm thuế doanh nghiệp để phát triển sản xuất bêtông nhẹ loại vật liệu mới phục vụ xây nhà cao tầng, công nghiệp hoá ngành xây dựng

3. Sử dụng nhiệt khí thải của lò nung Clinke xi măng để phát điện, tiết kiệm gần 30% năng lượng cho các nhà máy sản xuất xi măng.

Ngành công nghiệp xi măng, luyện kim, hoá chất, nhiệt điện... sử dụng nhiều năng lượng đòng thời thải ra khối lượng rất lớn khí thải nhiệt độ cao, ô nhiễm môi trường. Nếu tận dụng được nhiệt thải để phát điện thì sẽ thu hồi lượng điện rất lớn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để nung luyện ra một tấn Clinke cần nhiệt lượng 730.000 – 800.000Kcal, và thải ra khối lượng lớn khí thải có nhiệt độ cao từ 250 – 3800C. Nếu sử dụng tốt phát điện được 36 Kwh. Nếu tất cả các nhà máy xi măng đang sản xuất có lò nung có công suất từ 2000 tấn Clinke/ngày trở lên đều xây dựng các trạm phát điện thì sẽ có tổng công suất 160MW. Và sản lượng hàng năm sẽ đạt 1,2 tỉ Kwh. Với giá 1,5 cen/Kwh vốn đầu tư khoảng 160 triệu USD, trong 5 năm sẽ thu hồi xong vốn. Đầu tư lợi nhuận hằng năm trên 50 triệu USD góp phần giảm giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm 30% năng lượng điện dùng cho nhà máy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khí thải CO2, bán chỉ tiêu theo cơ chế phát triển sạch CDM theo nghị định KYOTO và thu về mỗi năm khoảng 5 triệu USD

Đến nay tất cả các nhà máy xi măng lò quay có công suất lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản đều áp dụng rất có hiệu quả. Ở nước ta chỉ có nhà máy xi măng Hà Tiên 2, với vốn ODA của Nhật Bản đã thực hiện thí điểm được 7 năm, hiệu quả rất tốt.

Đề nghị chính phủ có chỉ thị cho các công ty xi măng áp dụng kèm heo chính sách cho vay vốn ưu đãi đầu tư.

4, Để chống suy giảm tạo điều kiện cho ngành kính xây dựng và Gốm sứ xây dựng đứng vững và phát triển, đề nghị Chính phủ xem xét cho giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 5%. Giảm thuế nhập khẩu dầu FO để giảm giá bán dầu FO tương đương với các nước trong khu vực. Xem xét tăng thuế nhập khẩu nhưng mặt hàng Kính xây dựng thông qua cơ chế áp dụng biện pháp tự vệ thương mại theo quy định của WTO.

5. Đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học công nghệ, Tổng cục Hải quan sớm xây dựng thiết lập hâng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ thị trường nội địa, chống gian lận thương mại, nhập khẩu tràn lan.

Cần rà soát lại xây dựng bổ sung hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng đồng bộ, phù hợp với trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cơ sở để chống lại hàng nhập khẩu kém chất lượng bảo vệ người tieu dùng, bảo vệ chất lượng công trình. Tất cả các hàng hoá nhập khẩu đều phải kiểm tra chất lượng, có đạt tiêu chuẩn của nước sở tại mới cho nhập khẩu.

6. Đề nghị Chính phủ nên xem xét lại chủ trương chính sách, quy chế thực hiện tổng thầu nuớc ngoài EPC để có quyết sách phát huy nội lực, triệt để sử dụng lực lượng lao động trong nước, thiết kế, giám sát xây dựng trong nước, vật tư xây dựng trong nước, chế tạo 40 – 50% thiết bị trong nước để tạo công ăn vệc làm cho người lao động địa phương thúc đẩy phát triển ngành cơ khí, ngành công nghiệp VLXD và ngành xây dựng. Chống lại việc “tổng thầu EPC nước ngoài = nhập khẩu 100%, triệt tiêu dần nội lực”.

7. Đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân kỹ thuật bậc cao của nước ta nói chung và của ngành công nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng nói riêng còn thiếu và yếu. Đề nghị Chính phủ có chính sách tạo điều kiện để đào tạo nhân lực. Trong bối cảnh hiện nay có hàng vạn cán bộ công nhân trong nước thiếu việc làm và lao động từ nước ngoài về. Đề nghị Bộ Lao động thương binh xã hội xem xét kiến nghị Chính phủ thiết lập một quỹ đào tạo từ quỹ hỗ trợ của Chính phủ, tạo điều kiện cho các công ty, Tổng công ty, tập doàn, tổ chức các trường đào tạo có chất lượng chuẩn bị lực lượng cho sau giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới. Nguồn vốn này các doanh nghiệp sẽ trả lại khi sử dụng lực lượng lao động được đào tạo.

8. Mở rộng thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu VLXD:

Xuất khẩu VLXD gốm sứ xây dựng, đá ốp lát có giá trị xuất khẩu rất cao từ 100 USD đến 1000 USD cho một tấn sản phẩm (giá trị xuất khẩu cao gấp nhiều lần so với xuất khẩu than, xuất khẩu dầu thô).

Nước ta có tài nguyên phong phú, đa dạng, có đủ lực lượng lao động, thiết bị máy móc, vốn đầu tư thấp.

Thị trường nhập khẩu toàn cầu rất lớn. Riêng mặt hàng đá ốp lát, nhập khẩu toàn cầu mỗi năm trên 10 tỷ USD. Việt Nam mới tham gia thị trường này, nhưng với tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu VLXD 500 triệu USD vào năm 2010 lên 1 tỷ USD vào năm 2015 và 1.5 – 1.8 tỷ USD vào năm 2020.

Đề nghị cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đưa mặt hàng VLXD vào danh mục các mặt hàng cần quan tâm, giúp hỗ trợ xuất khẩu, tạo điều kiện để tiếp cận thị trường thế giới, tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế, tham gia showroom giới thiệu sản phẩm ở các nước.

Đề nghị Bộ Công thương phối hợp cùng Bộ Xây dựng tổ chức cuộc họp với các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu mặt hàng VLXD để hoạch định chính sách đề ra các giải pháp tạo dựng nên sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh xuất khẩu VLXD.

(www.vncold.vn)  

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o