» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81491251

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Suy nghĩ về bằng sáng chế cho người đã khuất
Thời gian trôi qua, ngày càng minh chứng cuộc đời của PGS. Khuê thật đáng trân trọng, tự hào trong sự nghiệp “trồng người” (nhiều năm là giảng viên đại học thủy lợi) và đặc biệt là sản phẩm khoa học về mô hình thủy lực VRSAP của ông để lại cho đời sau

SUY NGHĨ VỀ BẰNG SÁNG CHẾ CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT

TS. Tô Văn Trường

 

Vùng ngập lũ hạ du sông Mekong

tại Việt Nam & Cămpuchia

 
Trong chuyến đi công tác nước ngoài gần đây, tôi có dịp thảo luận với một số chuyên gia quốc tế về các mô hình thủy lực đang được ứng dụng ở Việt Nam phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và khu vực. Trong lúc thảo luận cũng như khi đàm đạo riêng, chúng tôi lại nhắc đến mô hình thủy lực VRSAP của cố Phó giáo sư  Tiến sĩ, Anh hùng lao động Nguyễn Như Khuê nguyện Phân viện phó Phân viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ (Nay là Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam).

Tháng 8 năm 1997, tôi đã có bài viết chi tiết 19 trang cho hội thảo khoa học tại TP.HCM  tiêu đề  “Một số ý kiến về mô hình toán thủy lực lũ đồng bằng sông Cửu Long sau khi xem chương trình nguồn VRSAP của PGS. Nguyễn Như Khuê”.  Tôi vẫn còn nhớ  năm 2000,  đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam sang Lào và Trung Quốc dự hội thảo với các nước bạn về Dự án phá thác ghềnh phục vụ cho giao thông thủy của 4 nước thượng lưu Mê Công (Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Lào) do thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Đình Thịnh làm trưởng đoàn có các thành phần đại diện cho Ủy ban sông Mê Công Việt Nam (Nguyễn Hồng Toàn và Nguyễn Nhân Quảng) , Bộ thủy sản (PGS. Chu Hồi nay là Phó tổng cục trưởng Tổng cục biển và hải đảo) và đại diện của Bộ giao thông vận tải. Dựa trên các kết quả tính toán của mô hình thủy lực VRSAP của PGS. Nguyễn Như Khuê, chúng tôi có cơ sở khoa học để thảo luận, thuyết phục chuyên gia của các nước, đặc biệt là Trung Quốc về các tác động  khai thác của dự án thượng lưu đối với hạ lưu.  

Thời gian trôi qua, ngày càng minh chứng cuộc đời của PGS. Khuê thật đáng trân trọng, tự hào trong sự nghiệp “trồng người” (nhiều năm là giảng viên đại học thủy lợi) và đặc biệt  là sản phẩm khoa học về mô hình thủy lực VRSAP của ông để lại cho đời sau. Gần đây, tham dự Hội nghị khoa học ở Hà Nội,  tôi được nghe hướng dẫn của Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học & Công nghệ về các thủ tục “Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích tại Việt Nam” “Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp”. Tôi cũng đọc trên mạng được biết Công ty TNHH sản xuất thương mại Composite sông Sài Gòn (Bình Dương) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN)  cấp bằng sáng chế số 1-0006869 với sản phẩm thu gom rác đẩy tay. Xe có kết cấu giữa 2 thùng chứa rác riêng biệt được ghép nối lại với nhau thông qua 1 cơ cấu gồm các chi tiết lỗ và các chi tiết móc được tạo ra ngay trên các thùng chứa. Theo tôi hiểu sáng chế phải liên quan đến chất, cơ cấu hoặc việc sản xuất 1 chất, 1 sản phẩm hay thiết bị hoặc quy trình sản xuất công nghiệp mà không phải là các sáng tạo nghệ thuật, phương pháp toán học, kế hoạch kinh doanh hoặc chỉ là các hoạt động tinh thần thuần túy. Một câu hỏi được đặt ra, như vậy liệu mô hình toán học VRSAP của cố PGS.TS., Anh hùng lao động Nguyễn Như Khuê  có thuộc phạm vi cấp bằng sáng chế không?      

             Theo lý lẽ thông thường, một lý do cần phải lấy “Bằng độc quyền sáng chế” là để xin cấp Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, và khi người nào sử dụng công trình sáng chế này phải trả tiền cho tác giả. Tuy nhiên, đối với các công trình khoa học, các nhà khoa học làm ra các phát minh sáng chế không phải vì mục đích kinh tế để kiếm lợi nhuận mà muốn đưa công trình phục vụ nhân loại, phổ biến rộng rãi cho mọi người sử dụng không thu tiền. Do đó, đa số các công trình khoa học không đăng ký Bằng độc quyền sáng chế (ít người làm khoa học nghĩ đến việc này) mà thường chỉ có các công trình khoa học do các công ty tài trợ nghiên cứu để khai thác cho mục đích thương mại thì đăng ký để độc quyền khai thác thu lại lợi nhuận.

            Khi thảo luận với một số nhà khoa học, chúng tôi đều có chung nhận định là giá trị của công trình khoa học không phải nhờ có Bằng độc quyền sáng chế mà nhờ giá trị sử dụng được mọi người công nhận, lý thuyết và các ứng dụng được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Sau khi nghiên cứu ưu và nhược điểm của các mô hình thủy lực đang ứng dụng ở trong nước, đặc biệt là 2 mô hình VRSAP của PGS. Nguyễn Như Khuê và mô hình SAL của GS.TS. Nguyễn Tất Đắc là các chuyên gia hàng đầu về thủy lực ở nước ta, tôi nhận thấy cần cải tiến, nâng cấp thành mô hình mới với tên gọi VRSAP-SAL vừa để tôn vinh thành quả của người đã khuất vừa có mục đích được thừa nhận ở cấp Nhà nước để phổ biến ứng dụng rộng rãi PHI LỢI NHUẬN.  Đây  cũng là hình thức quảng bá cho “Thương hiệu”  của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam.

Tuy nhiên, các trắc trở  dễ thấy là ai sẽ giúp Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đánh giá mô hình VRSAP-SAL? Trong bao lâu? Qua bài báo “Hàng loạt nghiên cứu khoa học bị tắc nghẽn trong quá trình xin cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích “ cho nên đến nay sản phẩm  vẫn chưa thể ra được thị trường” http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-45487.htm, trong đó, có đề cập  “với mỗi lần làm dịch vụ viết hồ sơ đăng ký sáng chế và theo dõi quá trình cấp bằng sáng chế sẽ mất khoảng 10 triệu đồng” và “tiến sĩ khoa học Bùi Văn Mưu, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng năm lần, bảy lượt đăng ký sáng chế cho phương pháp sản xuất ferro mangan cacbon trung bình. Mặc dù đơn đăng ký sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận và công bố từ cuối năm 2002, nhưng đến nay (2009) ông vẫn chưa nhận được Bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.”

            Di sản cuả cố  PGS., Anh hùng Lao động Nguyễn Như Khuê để lại không phải chỉ cho riêng chúng ta về mô hình VRSAP. Ngay từ năm 1988, Ban thư ký Uỷ ban quốc tế sông Mekong đã mời PGS Khuê sang Bangkok lập mô hình thuỷ lực MEKSAL (lúc đó tôi đang là chuyên gia ở Ban thư ký sông Mê Công). Với sự cộng tác về thuật toán cuả GSTS Nguyễn Tất Đắc mô hình MEKSAL đã được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao và đưa vào sử dụng ở cả lưu vực hạ lưu sông Mekong. Sau đó, Giáo sư -Viện sĩ Huỳnh Ngọc Phiên (Viện Kỹ thuật Á Châu-AIT) đã phát triển nâng cao hơn mô hình này bằng các kỹ thuật tin học mới nhất và nó đã trở thành thông dụng  ở Châu Á . Đó cũng chính là niềm tự hào cuả các nhà khoa học Việt Nam

Trong thực tế,  các đồng nghiệp và học trò của PGS. Nguyễn Như Khuê vẫn đang tiếp tục cải tiến mô hình VRSAP. Cuối thập niên 90, Tiến sĩ Chu Thái Hoành trưởng phòng kỹ thuật tổng hợp của Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi miền Nam cùng nhóm chuyên gia mô hình của cơ quan đã nâng cấp VRSAP chạy trên môi trường DOS chuyển sang môi trường WINDOWS và nối kết với GIS.  Mới đây, TS. Chu Thái Hoành (Viện Tài nguyên nước quốc tế)  nguyên trưởng phòng kỹ thuật tổng hợp của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam đã cùng  nghiên cứu sinh Ngô Đăng Phong (Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)  cải tiến VRSAP chạy được bài toán chua phèn cho vùng Quản Lộ Phụng Hiệp và đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  tại Melbourne, Úc.  Để cải tiến và nâng cấp VRSAP một cách toàn diện, lên tầm cao mới,  phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội rất cần kết hợp  các ưu điểm của VRSAP với  mô hình SAL của GS.TS. Nguyễn Tất Đắc thành mô hình mới “MÔ HÌNH TOÁN CHO DÒNG CHẢY VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN HỆ THỐNG KÊNH SÔNG – MÔ HÌNH DELTA (VRSAP-SAL).  Bài viết này cùng với những bài viết khác về học thuật về chủ đề mô hình toán học (được đăng tải trên www.vncold.vn ), hy vọng những người có trách nhiệm sau khi đọc kỹ sẽ có những lời khuyên, chỉ dẫn phù hợp với thực tế.   

Đề nghị Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam tiếp tục tìm hiểu, hỗ trợ, tạo điều kiện để GS.TS.  Nguyễn Tất Đắc làm các thủ tục đăng ký với Bộ Khoa học công nghệ về “Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích tại Việt Nam” cho các tác giả Nguyễn Như Khuê-Nguyễn Tất Đắc về mô hình toán VRSAP-SAL. Đây cũng chính là sáng chế của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam PHI LỢI NHUẬN và cũng để đáp ứng lòng mong mỏi trong  Di huấn của PGS.TS.,  Anh hùng lao động Nguyễn Như Khuê  viết trong phần mở đầu của chương trình nguồn VRSAP:

            “ Mong được các bạn đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để mô hình ngày càng phản ánh đúng hiện tượng thiên nhiên cuả nước ta và thuận tiện cho người sử dụng hơn nữa”. NGUYỄN NHƯ KHUÊ

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 6 năm 2009                                                                  

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o