» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81579550

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Bão số 9 và việc xả lũ công trình thủy điện A Vương.[19/10/09]
Tác giả bài viết xin đuợc cung cấp với độc giả các thông tin để xem xét, đánh giá các nguyên nhân gây nên tình hình ngập lụt vừa qua và biện pháp phòng tránh....

BÃO SỐ 9 VÀ VIỆC XẢ LŨ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN A VƯƠNG

TS Nguyễn Trí Trinh

 

Công trình thuỷ điện A Vương với công suất lắp máy 210MW được đưa vào khai thác vận hành từ 14/07/2008. Hằng năm công trình tạo ra nguồn năng lượng điện bình quân 815.106kwh đã góp phần giải quyết sự thiếu hụt điện năng cho lưới điện quốc gia nhằm phát triển kinh tế xã hội. Được đánh giá là một trong những công trình có chất lượng thi công tốt, tiến độ hoàn thành dự án sớm. Đây là sự cố gắng, thành quả của toàn Công Ty Cổ phần Thuỷ điện A Vương và các đơn vị, cá nhân tham gia trong quá trình thiết kế, thi công công trình.

Do ảnh hưởng cơn bão số 9 (KETSANA) trong các ngày từ 28 đến 30/09/2009 mưa to trên diện rộng khắp các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình ngập lụt ở khu vực này. Hạ du của công trình thuỷ điện A Vương cũng không thoát khỏi tình cảnh chung của toàn khu vực.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng Hồ thuỷ điện A Vương là nguyên nhân gây nên tình hình lũ lụt hạ du.

Trên tinh thần là nhà khoa học thuỷ lợi, tác giả bài viết xin đuợc cung cấp với độc giả các thông tin về công trình để có thể khách quan xem xét, đánh giá các nguyên nhân gây nên tình hình ngập lụt trong trận lũ lụt vừa qua và biện pháp phòng tránh.

1.             LƯU VỰC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN A VƯƠNG:

Bảng 1: Một số thông số về thuỷ văn công trình thuỷ điện A Vương

TT

Thông số

Sông Vu Gia (tính đến Ái Nghĩa)

Sông Thu Bồn (tính tới Giao Thuỷ)

Nhà máy thuỷ điện A Vương

Giá trị

Tỷ lệ so với Vu Gia

%

Tỷ lệ so với Vu Gia+ Thu Bồn

%

1

Diện tích lưu vực (km2)

5180

3825

682

13,17

7,57

2

Tổng nguồn nước lưu vực/năm (tỷ m3)

8,55

9,15

2,23

14,39

6,95

2.             CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ QUẢN LÝ VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT LŨ:

Theo báo cáo của Công Ty Cổ Phần Thuỷ điện A Vương (AVC), căn cứ, cơ sở pháp lý để vận hành điều tiết xã lũ được AVC dựa trên:

-                  Quy trình vận hành đã được Bộ Công Thương phê duyệt theo quyết định số 3673/QĐ-BCT, ngày 27/06/2009;

-                  Quyết định số 354/QĐ-AV-P4 về việc thành lập BCH PCLB năm 2009;

-                  Quyết định số 603/QĐ-TĐAV, ngày 15/04/2009 về phương án PCLB năm 2009 ;

-                  Quyết định số 513/QĐ-TĐAV về việc thành lập tổ xung kích PCLB tại các khu vực;

-                  Biên bản làm việc với BCH PCLB tỉnh Quảng Nam và các huyện liên quan ngày 16/06/2009 về vịec “ Đánh giá công tác PCLB năm 2008, góp ý thông qua PA PCLB năm 2009 công trình hồ, đập thuỷ điện A Vương”;

-                  Biên bản làm việc với BCH PCLB tỉnh Quảng Nam và Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam về việc “ Kiểm tra an toàn đập năm 2009 công trình hồ đập, thuỷ điện A Vương;

-                  và một số văn bản liên quan khác.

3.             KẾT QUẢ VẬN HÀNH XẢ LŨ:

Kết quả vận hành xả trận lũ do cơn bão số 9 gây ra được trình bày theo 2 kịch bản: khi không xây dựng và khi có  xây dựng hồ A Vương:

Bảng 2: Kịch bản trận lũ do cơn bão số 9 khi không và có xây dựng hồ A Vương

Kịch bản

Đỉnh lũ

Tổng lượng

Qđến

(m3/s)

Qxả max

(m3/s)

Wđến

106m3

Wxả

106m3

Nếu không có hồ A Vương

4268

4268

295,44

295,44

Có hồ A Vương

4268

2680

295,44

149,26

 

Hình 1: Lưu lượng xả lũ về hạ lưu khi có và không có thuỷ điện A Vương

Hình 2: Tổng lượng xả lũ về hạ lưu khi có và không có thuỷ điện A Vương

 

 

4.             NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:

-               Cơ sở pháp lý để điều tiết lũ là có căn cứ;

-               Bảng 1 cho thấy diện tích lưu vực công trình thuỷ điện A Vương chỉ chiếm 13,17% diện tích lưu vực sông Vu Gia và chỉ bằng 7,57% diện tích lưu vực Sông Vu Gia-Thu Bồn. Đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề cơn lũ vừa qua.

-               Bảng 2, hình 1, hình 2 cho thấy trong trận lũ do bão số 9 gây ra, thực tế thuỷ điện A Vương đã: (1) điều tiết cắt được đỉnh lũ từ 4268m3/s xuống còn 2680m3/2; (2) điều tiết cắt tổng lượng nước xả xuống hạ du từ 299,44 triệu m3 nước chỉ còn 149,26 triệu m3 nước. Như vậy thuỷ điện A Vương đã góp phần cắt giảm nhẹ cho hạ du hệ thống Vu Gia - Thu Bồn. Nếu không có hồ A Vương trong trận bão số 9 thì tình hình ngập lụt hạ du sẽ xấu hơn, đồng bào hạ du sẽ vất vả hơn.

5.             NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP LỤT HẠ DU, BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:

Nhận xét đánh giá ở mục 4 đã làm rõ nguyên nhân chính gây ra ngập lụt hạ du không phải do xả lũ thuỷ điện A Vương. Vậy nguyên nhân chính do đâu ? biện pháp phóng ngừa như thế nào? Xin được trình bày quan điểm để các nhà chuyên môn thêm thông tin tham gia bình luận.

5.1        Phân biệt khái niệm hồ chứa chống lũ:

Trước hết cần phân biệt khái niệm chống lũ cho công trình và chống lũ hạ du.

Loại công trình có nhiệm vụ chính là chống lũ hạ du, nhiệm vụ cấp nước cho các mục đích ở hạ du là kết hợp. Loại  này giành một phần lớn dung tích trước lũ của hồ để tham gia điều tiết chống lũ hạ du. Ở nước ta danh sách thuộc loại này không nhiều, có thể kể ra: hồ Hoà Bình, Cửa Đạt,  Định Bình. Số hồ đập còn lại chiếm đa số có nhiệm vụ chính là cung  cấp nước cho các mục đích ở hạ du, phòng chống lũ cho công trình và chỉ góp phần giảm nhẹ lũ hạ du. Bảng danh sách các hồ đập sau đây có thể cho thấy rõ hơn:

Bảng 3: Một số hồ đập có nhiệm vụ chính là cấp nước hạ du, chỉ góp phần giảm nhẹ lũ hạ du ở nước ta

 

TT

Tên Hồ chứa

Tỉnh

Diện tích lưu vực

(km2)

Qđến

(m3/s)

Qxả

(m3/s)

Tỷ lệ điều tiết

%

1

Nước Trong

Quảng Ngãi

460

9780

7722

21%

2

Núi Ngang

Quảng Ngãi

57

1220

833

32%

3

Thuận Ninh

Bình Định

78,5

950

550

42%

4

Phú Xuân

Phú Yên

126

989

873

12%

5

Suối Dầu

Khánh Hoà

120

1422

1228

14%

6

Cam Ranh

Khánh Hoà

59,4

636

539

15%

7

Buôn Joong

Dallak

101

390

267

32%

8

Sông Trâu

Ninh Thuận

66

845

478

43%

9

Đồng Nai 5

Lâm Đồng

6144

11300

11300

0%

10

Nậm Mức

Điện Biên

2050

7386

6625

10%

Như vậy tỷ lệ cắt đỉnh lũ cho hạ du ngay sau đập chiếm tỷ lệ từ 0% đến 43%  so với khi không xây dựng công trình. Còn với hạ lưu xa hơn nữa thì tỷ lệ này cũng dần trở nên ít có ý nghĩa.

5.2        Lượng mưa trong trận lũ do cơn bão só 9 gây ra:

Bảng 4: Lượng mưa tại các trạm thuỷ văn trên khu vực trong trận bão số 9

TT

Trạm

Lượng mưa (mm)

19h/27-19h/28

19h/28-19h/29

19h/29-19h/30

Tổng

1

Nam Đông

262

566

26

854

2

Hiên

161

441

8

610

3

Thạnh Mỹ

208

190

27

425

4

Ái Nghĩa

158

232

11

401

5

Nông Sơn

163

342

65

570

6

Giao Thuỷ

136

193

29

358

Cơn bão số 9 khi đến bờ biển Vịet Nam thì di chuyển chậm đi từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Quảng Nam gây mưa trên diện rộng, từ Dak Lak, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẳng, Huế. Sự thiệt hại của các địa phương rất lớn trong đó có Quảng Nam. Lượng mưa này theo đánh giá của các nhà chuyên môn đã vượt xa tần suất P=10%.

5.3        Nhận xét đánh giá:

-          Hồ A Vương là công trình thuỷ điện có nhiệm vụ phát điện là chính, với hạ du chỉ có nhiệm vụ giảm nhẹ lũ, do hồ chứa có dung tích nhỏ, lưu vực chiếm tỷ trọng nhỏ trong hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn;

-          Lượng mưa trong các ngày 29, 28, 30/09/2009 lớn, xảy ra trên diện rộng là nguyên nhân thứ nhất gây nên lũ lụt hạ du hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn;

-          Hành lang thoát lũ: do hoạt động phát triển kinh tế xã hội, lòng sông nhiều chỗ bị thu hẹp làm giảm khả năng thoát lũ, mức nước sông bị dâng cao;

5.4        Đề xuất biện pháp khắc phục (thay kết luận):

-                    Cần rà soát lại hoặc nếu chưa làm thì tiến hành nghiên cứu đánh giá hiện trạng và quy hoạch tiêu thoát lũ hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn.

-                    Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá hiện trạng và quy hoạch tiêu thoát lũ hệ thống sông Vu Gia-thu Bồn, đề xuất tiêu chuẩn phòng chống lũ cho hệ thống sông này có xét sự vận hành hệ thống hồ chứa. Xác định được phạm vi phòng, phạm vi chống, biện pháp công trình trên sông (đê kè, cống tiêu thoát…), phi công trình phù hợp (trồng cây);

-                    Xây dựng bản đồ ngập lụt (Flood map) để có thể nhìn thấy trước diễn biến ngập lụt khu vực nghiên cứu theo tần suất mưa, lưu lượng, mực nước. Khi có dự báo lượng mưa thì UBPCLB từ trung ương đến địa phương đều có thể biết đuợc tình hình ngập lụt trong khu vực để có thể  chủ động được công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão (di dời dân, thiết bị, tài sản…) phù hợp./.

Ngày 18 tháng 10 năm 2009

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o