» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81490533

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

VNCOLD – PIM trả lời.[14/12/10]
Chỉ sau một ngày chuyên mục “Trả lời thư bạn đọc “ của trang Web -VNCOLD đăng tải nội dung trả lời thư của bạn đọc về lĩnh vực PIM, Ban biên tập ( BBT ) đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc.(Tính đến thời điểm này đã có 13 ý kiến phản hồi ). Trong đó có những bạn đọc là sinh viên ( có cả sinh viên đang nghiên cứu ở nước ngoài – Úc, Pháp ..) Đặc biệt có bạn khẳng định là mình đã“ tham gia các dự án phát triển nông thôn do các dự án nước ngoài tài trợ “

VNCOLD – PIM


 trả lời

 

   Chỉ sau một ngày chuyên mục “Trả lời thư bạn đọc “ của trang Web -VNCOLD đăng tải nội dung trả lời thư của bạn đọc về lĩnh vực PIM, Ban biên tập ( BBT ) đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc.(Tính đến thời điểm này đã có 13 ý kiến phản hồi ). Trong đó có những bạn đọc là sinh viên ( có cả sinh viên đang nghiên cứu ở nước ngoài – Úc, Pháp ..) Đặc biệt có bạn khẳng định là mình đã“ tham gia các dự án phát triển nông thôn do các dự án nước ngoài tài trợ “

    Được BBT chuyển đến, tôi đã đọc rất kỹ những ý kiến của các bạn và cảm thấy vui, vì đã có bạn “đồng hành”và như vậy PIM vẩn có nhiều người quan tâm. Và cũng qua thư trao đổi có bạn đã đưa ra các tiêu đề để thảo luận như tiêu đề “ PIM đang bị thổi phồng “ của bạn là chuyên gia đã từng “ tham gia các dự án phát triển nông thôn “.

   Tôi hiểu rõ tâm trạng của các bạn, và phần lớn trong số các bạn chia sẻ tôi đã từng gặp rồi, chỉ có điều là một số bạn đã mang một tên khác 

  Rất tiếc chưa có đơn vị nào đứng ra tổ chức các buổi trao đổi như trước đây VNPIM đã làm để các chuyên gia, các tổ chức ..chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về PIM  

 Và cũng rất vui qua thư của các bạn tôi mới hiểu ra nhiều điều vì đã có bạn đên nay chưa thật sự hiểu nhiều về PIM ở Việt nam. Vì PIM phức tạp, trong điều kiện hiện nay càng phức tạp hơn và “ PIM ở Việt Nam không phải là con đường nhung lụa “ như bạn “ như bạn “ Lê Quốc Tuấn “ Thái Bình đã chia sẻ  

   

 Thành thật mà nói, tôi rất cảm kích về tinh thần và trân trọng ý kiến của các bạn   

Với tư cách là “những người thảo dân” ( như bạn Minh Hiếu – Hải phòng nói trong thưchúng tôi – những người thảo dân, chân lấm tay bùn bối rối quá )  mặc dù rất bận, nhưng được ban Biên tập giao, tôi đã giành rất nhiều thời gian với thái độ nhiệt tình, trách nhiệm “ biết đến đâu nói đến đó “ xin trao đổi với các bạn về những điều các bạn phân vân và cũng chính là những điều mà tôi trăn trở.

 Tuy nhiên có những nội dung trao đổi của tôi có thể chưa đúng hoặc chưa thật đúng , hoặc đụng chạm đến tổ chức hoặc cá nhân nào đó thì rất mong các bạn tha thứ và thông cảm để đón nhận những lời tâm sự chân thành của tôi   .    

Vì quá nhiều thư, nhiều ý kiến, nên không thể trao đổi từng ý kiến riêng lẻ, xin phép được trao đổi chung và coi đây là một cơ hội để học hỏi lẫn nhau

 

                           Tôi xin phép được trình bày theo hai chủ đề  :

 

1,  Tâm sự về những suy nghĩ cá nhân

2,  Chia sẻ về những băn khoăn của bạn đọc   

 

I,  TÂM SỰ VỀ NHỮNG SUY NGHĨ CÁ NHÂN

                    

                                 Phát triển – Đổi mới

Mọi người đều có chung một suy nghĩ là :

 

Muốn phát triển thì phải đổi mới

 

Nhưng trong quá trình đổi mới nào luôn có sự chống lại

 

Vì các nỗi lo :

-  Mất quyền lực

-  Mất quyền lợi

-  Mất tài sản, Tài chính

-  Mất thời gian, sức lực,vì không được rõ kết quả

 

PIM đem lại lợi ích cho nhiều bên, nhưng muốn đạt mục tiêu về lợi ích phải cần phát triển. Vì vậy phải đổi mới từ quan điểm, nhận thức, thay đổi tổ chức, nhân lực tài chính, cơ sở vật chất

Thông qua quá trình thực hiện PIM ( đổi mới ) nhiều đối tượng liên quan lo lắng, trong đó :

Chính quyền ( xã ) IMC đêu có chung nỗi lo về quyền lợi quyền lực ( nhất là khi tổ chứ lại nhân sự, thực hiện chuyển giao )      

Khi củng cố hoặc thay thế mô hình cũ do hoạt động không hiệu quả, thì ban quản lý của mô hình cũ cũng có nỗi lo như chính quyền, IMC ( mất quyền lực, mất quyền lợi, mất tài chính, tài sản mặc dầu cần phái có sự điều chỉnh cần thiết.)  

Việc thành lập mô hình mới dù tốt hơn để thay thế mô hình cũ thì luôn phải gặp rất nhiều trở ngại, do sự chống lại của nhiều đối tượng, nên trong nhiều trương hợp it thực hiện thành công

Đặc biệt là cán bộ các cấp, ngành làm chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất đều có cùng một nỗi lo khi “ đổi mới “ ( thực hiện PIM ) mất thời gian, sức lực khi chưa hiểu đầy đủ hiệu qủa về PIM ? nên ít có nhiệt tình, thiếu quan tâm, thậm chí hoang mang ,“ quay lưng “ lại với công việc như tâm trạng của một số bạn đã chia sẻ          

 

 

PIM là cái gì vậy ?

 

+  Đối với nông dân khi mới nghe nói “ từ PIM “ thì thật sự khó hiểu, nếu các chuyên gia không thay đổi cách diễn đạt thì nông dân không hiểu được. Và nông dân cũng không cần phải giải nghĩa một “từ ngữ phức tạp” để làm gì, mà họ chỉ cần biết họ cần phải làm gì để nhận được dịch vụ tưới tốt nhất, góp phần tăng năng suất, tăng sản lượng nông nghiệp có tưới, tăng thu nhập cho họ

   Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia thường hay “ phức tạp hóa ” khái niệm về PIM, đưa ra các khái niệm “TÂY” thậm chí dùng cả ngôn ngữ nước ngoài khi nói đến “ hội, nhóm, tổ, Nông dân tham gia,,, “ ( thông qua tiếng Anh WUC, WUG, WUA, PIM… ) khi trình bày với nông dân ( tất nhiên có thể sử dụng khi trao đổi đối với các đối tượng khác ) nhưng lại đơn giản hóa ( không muốn nói là đại khái ) khi hướng dẫn tiến hành tổ chức và hoạt động hiệu quả của các mô hình PIM, là những điều mà nông dân rất cần được làm rõ, nên đã hạn chế kết quả đạt được  

 

Nông dân đã nhầm : PIM hay PIN ?  Người nông dân chỉ mới tiếp xúc với từ PIN ( cái đèn PIN ) là vật dụng mà họ hay dùng, nên khi chuyên gia nói với họ “ PIM “ ? thì họ liên hệ ngay cái đèn PIN của họ, khi được hỏi các cán bộ đến dạy cho bác những điều gì ? thì bác nông dân ở một xã ở Ninh hòa đã trả lời :“ Vì chúng tôi (nông dân ) chỉ nghĩ đến PIN ( đèn PIN ), và cho rằng cán bộ đang nói đến các loại PIN ( PIN loại to, PIN loại nhỏ ) trong khi đó bác nông dân ở Ninh hải ( Ninh thuận ) thì lại liên hệ ngay cán bộ đang nói đến “ PIN MẶT TRỜI “ lâu nay mọi người đang quan tâm

                              

 

                               

  BẠN NGHĨ GÌ VỀ 2 TẤM ẢNH NÀY ?

PIM là cái gì vậy ?

 + Đối với một ít cán bộ kể cả cán bộ có học vấn cao không quan tâm và không muốn hiểu về PIM thì cũng không thể hiểu được PIM ?, vì PIM không đem lại lợi ích trực tiếp cho họ ( không có tiền ) Cho nên có người khi nghe nói đến PIM thì không chỉ xa lạ mà còn chán, thậm chí còn « chê ỏng chê eo «  « nổi khùng lên ». Vì họ không biết được «  mục tiêu của PIM là gì ? »  Tôi chia sẻ vài câu chuyên thật để bạn suy nghĩ thêm :

  -  Một cán bộ cấp phòng của Cục Thủy lợi ( trước đây ) được sang học ( tập huấn ) ở Hà lan , khi nghe thầy giáo nói về thủy lợi phí ở VN thì khoe : «  tôi là người đề xuất và tính toán Thủy lợi phí «, nhưng khi nghe thầy nói đến PIM thì quay sang phía chị bạn ngồi bên cạnh hỏi «  PIM là gì nhỉ ? «  Chị ấy trả lời « là viết tắt từ cụm từ : Participatory Irrigation Management «  ( Sau này về nước chị ấy kể lại và thắc mắc là một cán bộ chủ chốt ở một cơ quan quản lý nhà nước về PIM có một căn phòng mà ngay trước cửa có biển ghi « VNPIM - Network on Participatory Irrigation Management «  mà không hiểu được chữ PIM là gì ! cũng  là điểu khó hiểu ) Vì vậy tôi không ngạc nhiên nhiều cán bộ phàn nàn về PIM vì họ chưa có điều kiện được tiếp cận như cán bộ nói trên      

      

Do trình độ còn yếu :

Những điều chia sẻ sau đây, nhằm làm rõ thêm nguyên nhân của nhưng tình trạng mà bạn đọc chia sẻ, lo ngại

 

+ Trong cuộc họp gần đây, có một cán bộ lãnh đạo của một đơn vị có nhiều chuyên gia về PIM, thường xuyên tham gia các dự án có PIM và liên quan đã khẳng dịnh : “ ..kinh phí cho PIM quá nhiều, nhưng chỉ chuyên gia làm PIM được  hưởng, vì kết quả cuối cùng về PIM chẳng thu được gì .. “ có đại biểu hỏi lại “ anh có biết chuyên gia làm PIM đó là những ai không ? là những cán bộ của anh đấy mà, có cán bộ đã tham gia hầu hết các dự án lớn nhỏ có PIM ..đã dẫn chứng “ thì cán bộ lãnh đạo và cán bộ của đơn vị đó trong cuộc họp đã khẳng định Thông cảm vì do trình độ còn yếu mà “ Đáng trách là chính mình đang ở trong cuộc, nhưng lại nói như mình đang ở ngoài cuộc. Và nhiều chuyên gia tham gia các dự án có PIM không tự nhìn thấy mình mà cứ coi mình hoàn thiện hơn          

 

+  Sau khi đọc CV của một chuyên gia PIM, đã tham gia rất nhiều dự án về PIM ( có tầm cở ) Khi cán bộ quan lý dự án phỏng vấn “ anh có thể chỉ ra các mô hình mà anh đã làm hiện nay như thế nào ? mô hình được thành lập trong thời gian gần đây nhất ở đâu ?còn hoạt động không ? “ thì lúng túng, không chỉ ra đươc, vì các mô hình đã không còn nữa

 

+  Khi đến tham quan mô hình mới được thành lập có người hỏi “ mô hình này liệu có thể “sống” được 2 năm không ?” thì ông Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi của tỉnh trả lời : “ may ra được 1 năm “ Tại sao ? Vì ..thành lập theo hướng dẫn của chuyên gia thì mới có kinh phí xây dựng ngôi nhà làm văn phòng giao dịch, thực chất vẩn bộ máy cũ, con người cũ, cơ chế hoạt động trì trễ như cũ  

 

+ Có không ít chuyên gia làm tư vấn “ đánh giá, giám sát, thành lập các tổ chức hợp tác dùng nước “thuộc hợp phần PIM trong các dự án, hiểu biết đầy đủ về PIM và các vấn đề liên quan còn rất hạn chế, nhất là các cơ chế chính sách về PIM của Việt nam, đã dẫn đến không ít trường hợp có chuyên gia đã giải thích chưa đúng một số cơ chế, chính sách của nhà nước, thậm chí có chuyên gia chưa có điều kiện trực tiếp xây dựng các mô hình PIM, hiểu biết nội dung và mục tiêu ( tiêu chí ) của PIM. Với trình độ và hiểu biết như vậy, chắc chắn chưa thể làm tốt nhiệm vụ “tư vấn “ cho dự án PIM hiệu quả đáp ứng điều kiện bền vững   

 

+ Một người nông dân người dân tộc thổ lộ rằng : “ ở đây nước suối chảy quanh năm nhưng thầy giáo ( chuyên gia PIM ) dạy chúng tôi phải tưới luân phiên để làm gì ? “     

Phải có tiền , muốn thành công phải có tiền

 

Cuộc sống đã dạy “ phải có tiền “ “ có tiền mua tiên cũng được “ Và vì thế PIM cũng phải có tiền ư ?

+  Một cán bộ “ chủ chốt “ ( không muốn nói là cán bộ lãnh đạo ) đã từng làm tư vấn ( đào tạo vê PIM ) cho một tổ chức quốc tế đã khẳng định “ PIM muốn thành công phải có tiến “ được lấy từ Ngân sách của nhà nước ? Thế thì ngược lại mục tiêu của PIM

+ Một ông cán bộ lãnh đạo một huyện ( thuộc dự án ) đã chia sẻ : “ tổt nhất là các anh có bao nghìn đô-la đưa cho chúng tôi sẽ tốt hơn, muốn mô hình gì cũng đáp ứng được

+ Thông thường trong một dự án ( thuộc vốn vay vốn hỗ trợ của nước ngoài ) đều có 2 hợp phần : Hờp phần A bao gồm các nội dung về thể chế / PIM, Hợp phần B bao gồm nội dung xây dựng cơ bản thì hợp phần A thường ít ai quan tâm ( vì kinh phí quá ít ) mọi người đều quan tâm đến hợp phần B ( chỉ vì có tiền ). Vì vậy có chuyên gia của dự án khẳng định “ PIM chỉ là để trang trí cho dự án “ mà thôi 

+ Trong cuộc họp tại một xã ở Huyện Thăng Bình ( Quảng nam ) khi cán bộ của tỉnh (PPMU ) trình bày yêu cầu đánh giá lại tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn xã thì cán bộ xã và cán bộ HTXNN với thái độ kém nhiệt tình đã khẳng định : tổ chức quản lý ở đây rất tốt, không cần thiết phải đánh giá mất thời gian .., nhưng khi anh cán bộ địa phương trình bày : “đây là yêu cầu của dự án ..“ thì cán bộ xã…phấn khởi hẳn lên và nói : “ thế thì anh cứ yêu cầu, việc gì cũng làm, chỉ cần có dự án đem về cho xã là được “ ( có nghĩa là có dự án tức là có tiền )

+  Sau khi kết thúc một cuộc họp ( cán bộ xã, thôn, đội thủy nông, HTXNN..) bàn về cải tiến tổ chức dùng nước ở một xã ở một tỉnh miền trung ( thuộc dự án ) mọi người dự họp hỏi “ không ký gì nữa à ? “ ( ký để nhận tiền theo thông lệ )

+   Một khóa học có nội dung PIM đào tạo cho các đối tượng là cán bộ thủy nông, cán bộ cấp xã, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có làm dịch vụ tưới, thì hầu hết cán bộ địa phương không đến học chỉ vì “ tiền bồi dưỡng 80.000 VNĐ / người/ ngày ) là quá ít

+   Đào tạo nâng cao năng lực ( bao gồm cả tập huấn, tổ chưc phổ biến, tuyên truyền, tham quan  .. ) thông qua các lớp tập huấn tập trung, biên tập tài liệu hướng dẫn về PIM và liên quan..là việc làm thường xuyên “mới đảm bảo được chu kỳ của đào tạo là 4 năm” . Muốn làm được điều này đều phải có kinh phí. Nhưng hầu hết các dự án thuộc vốn ngân sách trong nước đều không bố trí hoặc có bố trí, nên không có, hoặc không đủ kinh phí cho đào tạo ( trừ các dự án bằng nguồn vốn vay nước ngoài ), “không có tiền” Vì vậy trong các khóa học gần đây có những học viên là cán bộ quản lý về lĩnh vực thủy nông 59, 60 tuổi đã lần đầu tiên được đến học   

 

Học nhiều, biết nhiều nhưng không muốn ….?

Một điều ngạc nhiên là rất và rất nhiều người được đi tham quan, học tập về mô hình PIM ở nhiều nước trên thế giới. Họ đều là những cán bộ chủ chốt về quản lý, cán bộ có trình độ nghiên cứu, có học hàm, học vị ở cả cấp trung ương và địa phương. Khi được hỏi về kết quả sau đi tham quan về thì ai cũng trả lời :“ mô hình của họ ( nước ngoài ), nhất là Trung quốc rất hay “. Nhưng không có môt ai lên tiếng góp ý, đề xuất áp dụng kinh đã học được để cải tiến mô hình PIM ở nước ta phù hợp và hiệu quả và cũng ít có những báo cáo tổng kết các bài học kinh nghiệm đã học được của nước ngoài, phổ biến rộng rãi cho mọi người tham khảo . Không và không ! như một bạn đọc đã phàn nàn          

 

Vì lợi ích trực tiếp :

+  Một nhận thức sai trái của một số người là chỉ quan tâm ( lựa chọn ) đến những công việc đem lại lợi ích trực tiếp cho mình, cho đơn vị mình và tìm mọi cách để đạt được điều đó bằng các hình thức “ can thiệp “ khác nhau

Trong cơ chế hiện tại, nhiều người quan niệm rằng công tác quản lý các hệ thống công trình thủy lợi rất phức tạp, nếu quản lý tốt sẽ đem lại lợi ích hết sức lớn cho cả nhà nước và nông dân, nhưng lợi ích trực tiếp mà người quản lý nhận được  thì lại ít, nên ít người quan tâm đên công tác này. Trong khi đó nhiều người cho rằng quản lý xây dựng cơ bản thì nhận được lợi ích nhiều hơn, nên mọi người tập trung quan tâm đến công tác này, đã coi nhẹ công tác quản lý. Quản lý yếu kém ( thông qua hệ thống tổ chức quản lý IMC, PIM ..) là một trong nguyên nhân dẫn đến công trình xuống cấp…  .  .

+   Khi làm việc với ông chủ tịch UBND một xã ở Huyện Bát sát ( Lao Cai ) khi bàn đến việc phân cấp quản lý công trình đã xây dựng xong trên địa bàn của xã thì giao cho UBND xã tổ chức quản lý thì ông chủ tịch khẳng định là : Xã không thể quản lý được. Nhưng khi bàn đến việc quản lý đầu tư xây dựng thì ông chủ tịch lại khẳng định : UBND xã có đủ năng lực để quản lý các dự án đầu tư hàng tỷ đồng    

+  Mô hình PIM tồn tại ( bền vững ) phát triển được hay không, không thể thiếu vai trò quản lý nhà nước của chính quyền. Đó  là yếu tố rất quan trọng. . Nhưng nhiều nới chính quyền thực hiện quyền quản lý nhà nước bằng hình thức “can thiệp “ quá sâu vào hoạt động của tổ chức HTDN, nhằm lợi gắn lợi ích của HTDN với lợi ích của các hoạt động khác, nên tổ chức này khó tồn tại và phát triển

Vì vậy không ít tổ chức dùng nước ( kể cả mô hình tư nhân ) được thành lập, đảm bảo tiêu chí của PIM, hoạt động tốt, hiệu qủa, nhưng cũng chỉ tồn tại được một thời gian nhất định ( có rất nhiều ví dụ mà tôi biết, bạn có thể tìm hiểu, nghiên cứu được trên địa bàn nhiều tỉnh như Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Lào Cai, Đắk Lăk….)     

 

II,  CHIA SẺ VỀ NHỮNG BĂN KHOĂN CỦA  BẠN ĐỌC :

 

Trong những dòng tâm sự nêu trên, nếu bạn đọc và suy nghĩ thêm thi bạn đã tự trả lời những điều mà bạn băn khoăn. Tuy nhiên tôi thấy cần phải chia sẻ thêm về những khía cạnh khác mà các bạn đã đề cập   

 

Về những điều mà bạn băn khoăn :

+  Vẫn câu hỏi cũ ”Câu hỏi muốn được giới thiệu “các mô hình, kinh nghiệm..PIM ”, nhưng không được trả lợi ( Bạn Vũ Minh Hiếu, Tiên Lão, Hải phòng )

     Có lẽ bạn hỏi chưa đúng chỗ, nhưng nếu hỏi đúng chỗ có thể không nhận được câu  trả lời có lẽ vì nhiều lý do, trong đó vì :

           -  Chính bản thân người được hỏi chưa hiểu biết về những điều bạn hỏi 

           -  Nếu người được hỏi có hiểu biết đầy đủ, nhưng không trả lời, có nghĩa là

người đó muốn giữ kín thông tin để phục vụ cho mục đích riêng của mính ví dụ : để đưa vào đề tài nghiên cứu, viết báo cáo hội thảo ..( được trả tiền )    

           -   Thiếu trách nhiệm, không lịch sự vì không trả lời là điều không thể chấp nhận

   Bạn có thể đọc lại trả lời của tôi trên trang Web để tìm thấy địa chỉ :

  Bạn muốn có nhiều thông tin về PIM ( mô hình, bài học kinh nghiệm về PIM ) để tham khảo, chọn điểm đến tham quan, học tập.. thì bạn có thể hỏi trực tiếp các đơn vị nói trên  ( Viện Khoa học Thủy lợi, Trường Đại học Thủy lợi.. ) là đơn vị tư vấn về PIM đang thực hiện nhiều “ hợp phần về PIM “ thuộc các dự án thủy lợi lớn thuộc ADB, WB..JICA, AFD..và bạn cũng có thể tìm hiểu qua Ban quản lý dự án thủy lợi Trung ương ( CPO ) và Ban quản lý các dự án nông nghiệp thuộc Bộ NN & PTNT để được biết rõ kết quả thực hiện PIM trong các dự án thủy lợi vay vốn nước ngoài. Qua đó bạn có thể biết được tên các đơn vị hiện tại đang thực hiện hợp phần về PIM thuộc các dự án do các Ban nêu trên quản lý và cũng qua đó bạn có thể biết được các “loại“ chuyên gia có “kinh nghiệm” về PIM, giúp bạn có nhiều lựa chọn, học tập, tham quan mô hình PIM …. “

 

+   Có lẽ những người nông dân chúng tôi cũng sẽ cảm thấy ngán ngẩm ..“

“ Tất cả những điều đó làm chúng tôi - những người thảo dân, chân lấm tay bùn bối rối quá ..” ( Bạn Vũ Minh Hiếu, Tiên Lão, Hải phòng )

Nếu bạn có quê là Hải phòng tôi bật mí với bạn nhé :

Theo như tôi được biết nông dân Hải phòng “ quê bạn “ đã quản lý khai thác công tình thủy lợi trên địa bàn, thông qua mô hình HTX rất tốt ? Đặc biệt ở Hải phòng việc phân cấp ( chuyển giao ) là nội dung của PIM đã được thực hiện từ lâu

 

Một cán bộ lãnh đạo của Hải phòng đã khẳng định trong báo cáo luận án Tiến sĩ của mình : “ Ở Hải phòng đã có sự phân cấp một bộ phận quan trọng công trình cho địa phương ( HTX ) quản lý ( 64,5% số trạm bơm, 58% chiều dài kênh mương ). Đây là xu hướng đổi mới quan trọng nhằm gắn trách nhiệm của địa phương và người dân ……Ở đâu có tư tưởng đổi mới, gắn trách nhiệm với quyền lợi của người sử dụng thì ở đó quan tâm đến lợi ích người sử dụng và có sự phấn cấp triệt để , chính là nội dung gắn liền với sự phát triển, tồn tại của PIM . Đặc biệt trước năm 2004 ở Hải phòng đã xuất hiện mô hình tư nhân đấu thầu qquản lý công trình thủy lợi …“  Thành công của Hải phòng chắc có sự đóng góp của bạn phải không ? bạn tìm hiểu thêm và thông tin cho mọi người để có dịp đến tham quan quê bạn . Thế mà bạn “…cảm thấy ngán ngẩm ..“ “ bối rối quá ..”

PIM ( tổ chức quản lý thuỷ lợi của nông dân ) đang phát triển trên quê bạn và các tỉnh như Thái bình, Lào Cai, Tuyên Quang và nhiều tỉnh khác …trong đó có nhiều mô hình có thể làm mẫu để nhân rộng, mặc dầu không có nhiều hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế . Đây là địa chỉ và cũng là câu trả lời bạn : “ Liệu các tổ chức quản lý thuỷ lợi của nông dân có tồn tại và phát triển ở Việt Nam hay không? Tại sao không cố tìm lấy ở đâu đó một mô hình (mẫu) “tốt” để quảng bá, nhân rộng “

 

       PIM đang bị thổi phồng  ? ( Lê Sỹ Chiến )

 

PIM ở Việt nam đã có tuyền thống, có bề dày

PIM đang được thực hiện theo theo yêu cầu của người dân, chủ trương của Nhà nước, không ai có thể “ thổi phông “ lên theo ý muốn

 

Cụm từ “PIM” mới xuất hiện gần đây ( đã trả lời ), còn nội dung của PIM, hay nói đúng hơn mô hình và hoạt động về PIM ở Việt nam đã có bề dày ( vì đã trải qua nhiều thế kỷ ) và trở thành truyền thống mà bất kỳ một người nông dân nào ở nông thồn cũng đều là những thành viên và đã thực hiện vai trò tham gia vì lợi ích đem lại của “PIM “

Xem xét lại lịch sử thủy lợi Việt Nam thì đầu công nguyên đã có đê phòng nước sông Đà, sông Hồng. Đến cuối thế kỷ thứ X đã có những công trình đào sông, qui mô lớn, đều được thực hiện thành công nhờ huy động sức dân và cho đến thời nhà Lê, nhà  Nguyễn, công cuộc thủy lợi và trị thủy đã đạt thành tựu to lớn. Lịch sử nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định:“Việt Nam có nền lúa nước truyền thống lâu đời  từ thế kỷ 18-19, sự thành công của lúa nước là nhờ làm tốt công tác thủy lợi, và thủy lợi là công việc của cộng đồng” “ cộng đồng “ chính là mô hình PIM mà chúng ta đang bàn ? .

Lịch sử cũng đã khẳng định về sự hợp tác, hỗ trợ trong tất cả các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực thủy lợi) đã trở thành một truyền thống đối với người dân Việt Nam ở nông thôn, thông qua tổ chức “Phường” (cùng góp vốn giúp nhau xây dựng nhà ở...) “Hội” (hội cày, hội cấy) Yểng (tên gọi của vùng Nam trung bộ tương tự “Phường và Hội”) và trong những năm của thập kỷ 50, 60 thực hiện chủ trương của Nhà nước, ở nông thôn đã hình thành các tổ đổi công trong sản xuất (trong đó có công cày, công dẫn nước, tát nước...), tổ chức hợp tác xã nông nghiệp có tổ thủy nông, đội thủy lợi 202 (đội chuyên trách làm thủy lợi nội đồng). Đây là mô hình của PIM ( đấy ) đã được nông dân đồng tình và thực hiện với phong trào toàn dân làm thủy lợi, nhằm huy động sự tham gia của nông dân để đầu tư ( góp tài chính, công sưc..theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm ) xây dựng ( công trình nhỏ nông dân có thể làm được ) quản lý ( phân cấp quản lý công trình có qui mô thích hợp ) thông qua tổ chức của nông dân lập ra ( hội, tổ, đội, hợp tác xã ), bảo vệ ( với đặc điểm của hệ thông công trình thủy không an toàn khi không có sự tham gia bảo vệ của người dân )  

Tại hội nghị thủy lợi toàn miền Bắc (14/9/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Ai kháng chiến thắng lợi? Toàn dân. Vậy thì bây giờ muốn có đủ nước, muốn điều hoà nước thì cũng phải toàn dân làm thủy lợi. Muốn thế, cán bộ phải đi đúng đường lối quần chúng, dựa vào nhân dân, trước hết phải tin tưởng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là vô cùng vô tận. Tuyên truyền, giáo dục, đoàn kết, tổ chức được trí tuệ và lực lượng đó thì việc gì khó mấy cũng làm được”.

Làm thủy lợi nhỏ thì nhân dân tự làm được, lại mau hưởng, Chính phủ không phải tốn kém. Khi nhân dân đã thấy kết quả tốt và đã có kinh nghiệm thì nhân dân có thể làm thủy lợi loại vừa và làm lớn cũng được[1].

Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong

Như vậy PIM có thể hiểu một cach đơn giản đó là sự tham gia của người dân trong việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và sự tham gia này đã trở thành chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thông qua nhiều cơ chế và chính sách cụ thể mà bạn có thể tham khảo một số danh mục văn bản được ban hành sau những năm 50-60 của thế kỷ trước     

Đá ban hành Luật, Sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị  Thông tư, chiến lược, qui chế ( bạn có thể tìm hiểu trong các tài liệu đã tổng kết )

Trong nhiều thập ký qua, thực hiện chủ trương của Nhà nước và yêu cầu của người dân đã tổ chức thành lập các “ tổ chức hợp tác dùng nước” theo nhiều loại hình khác nhau ( Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, hội ban quản lý, tập đoàn, tư nhân.. ) quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn, thậm chi có địa phướng không thành lập mô hình tổ chức HTDN mà UBND xã, Thôn đứng ra đảm nhận,nên không thực hiện được chức năng của tổ chức dùng nước theo yêu cầu, kém hiệu quả

Thông qua các báo cáo tổng kết đánh giá, nhiều loại hình tổ chức dùng nước được thành lập chỉ là hình thức, thiếu vai trò của “ngưởi dân tham gia”nên hoạt động kém hiệu quả và đã dẫn đến việc cấp nước cho các hộ nông dân khó khăn hơn, công trình ngày càng xuống cấp

Nhiều dự án đầu tư xây dựng ( kể cả xây dựng mới ) nâng cấp, khôi phục ..các công trình thủy lợi đã tập trung tăng cường củng cố lại hệ thống tổ chức quản lý, trong đó tổ chức HTDN, là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định sự thành công của dự án thủy lợi, nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất thực sự tương xứng với đầu tư , góp phần tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững       

Như vậy PIM đang phát triển, thực hiện theo chủ trương và yêu cầu,  thông qua các cơ chế, chính sách đã ban hành không ai có thể “THỔI PHỒNG như bạn suy nghĩ. Nhưng bạn muốn biết thêm về những tồn tại hiện nay của PIM và phải làm gì về PIM thì ngoài chủ trương, cơ chế chính sách đã hiện có, bạn cần nghiên cứu kỹ “ Khung chiến chiến lược phát triển PIM Việt nam “ , Bộ NN và PTNT ban hành đã gửi đến tất cả các địa phương trong cả nước để thực hiện theo nội dung của bản “lộ trình “kèm theo 

+  “...ở nước ta chưa có một đánh giá nào một cách nghiêm túc về tính hiệu quả, tính khả thi của việc nhân rộng các mô hình, tổ chức quản lý thuỷ lợi của nông dân. Cũng vì lẽ đó, dù cố gắng nhưng người ta chưa thuyết phục được các nhà quản lý” ( Lê Sỹ Chiến )

    Qua lời tâm sự của bạn, tôi hiểu ra rằng, mặc dù bạn “đã tham gia nhiều các dự án phát triển nông thôn do tổ chức nước ngoài tài trợ “, nhưng chắc bạn chưa được nghiên cứu các báo cáo đánh giá của Bô NN và PTNT về vấn đề này, nên bạn chưa hiểu rõ tình hình về PIM ở Việt nam . Nếu bạn muốn có các tài liệu đó bạn có thể hỏi Tổng Cục Thủy lợi ( trước đây là Cục Thủy lợi )

 

     Trong đó có “ Khung chiến lược phát triển PIM Việt nam “ và Lộ trình, là văn bản mang tính chỉ đạo do Bộ NN và PTNT ( Nhà nước ) ban hành, có nghĩa là đã có sự đồng tình của nhiều “nhà quản lý” đấy. Tuy nhiên cũng có “nhà quản lý” nào đó chưa bị thuyết phục ( như bạn nói ) thì đó lại là chuyện khác  

 

+  “Thông thường thì các tổ chức quản lý thuỷ lợi ở cấp địa phương thường “chết yểu” sau sự ra đi của các chuyên gia hoặc sau khi dự án kết thúc”

( Lê Sỹ Chiến )

   

    Vấn đề này là có thật, cũng có một số ít người phàn nàn và có chung nhận xét với bạn, Nhưng theo tôi suy nghĩ : bạn cũng là một chuyên gia làm dự án phát triển nông thôn ( biết đâu dự án bạn đang làm đang có mắc mớ hoặc liên quan đến PIM ? ). Vậy nên chăng bạn có thể nêu địa chỉ cụ thể của tổ chức đã hoặc sắp bị “chết yểu”, để các đơn vị chuyên ngành, chuyên gia “chuyên nghiệp” sẽ phối hợp với địa phương, chủ đầu tư tìm cách khắc phục và rut kịnh nghiệm

   Bạn có biết nguyên nhân của “chết yểu” không ? có nhiều ( đã được đánh giá, tổng kết ) nhưng trong đó có một nguyên nhân là do chuyên gia đấy ! Chuyên gia làm theo ý mình đã học được hoặc đã đọc được ở đâu đó, vì mục đích riêng, làm theo yêu cầu của “ dự án “, nên đã bất chấp thực tế, không cần quan tâm đến những bài học kinh nghiệm đã được tổng kết, không cập nhật được các cơ chế, chính sách và yêu cầu thật sự của người dân.... chưa tuân thủ đầy đủ các qui định đã được hướng dẫn. Vì vậy Bộ cũng đang thúc đẩy thành lập Văn phòng PIM ( theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ) làm chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này, nhằm thống nhất các yêu cầu tư vấn về PIM ( vì đã có quá nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân làm tư vấn PIM )       

 

+   Nông dân “Không thể nhận thức được“PIM quan trọng như thế nào?”

 (Lê Sỹ Chiến )

Bạn Chiến đã chia sẻ : “ dân số Việt Nam là nông dân (hơi đông!) cùng với hàng ngàn năm (hơi lâu!) sống chết với đồng ruộng, lận đận vì nước (H2O) mà bản thân họ không thể nhận thức được “PIM quan trọng như thế nào?

 

Tôi vẩn luôn suy nghĩ và qua thực tế điều tra thì bất cứ người nông dân nào dù ở miền núi, hay miền xuôi cũng đều hiểu được là :  thủy lợi là công việc gắn bó với máu thịt, quyết định sự sống còn của  của họ và đặc biệt là “ Vấn đề tưới ( thủy lợi ) thì mỗi hộ nông dân không thể tự làm được, có làm được cũng không hiểu quả, nên phải có vai trò của cộng đồng, nói đúng hơn là phải có sự tham gia của cộng đồng thông qua một tổ chức của chính họ lập ra .được gọi chung là : “Tổ

chức hợp tác dùng nước”( theo thông tư 75 )  

Và nông dân đều có chung một nhận xét : “ tổ chức HTDN được tổ chức và hoạt động theo đúng tiêu chí của PIM sẽ đem lại nhiều lợi ích cho họ ( tưới hết diện tích, tăng ngăng suất cây trồng, tăng thu nhập, công trình ít hư hỏng, chi phí quản lý thấp…).

 

 Vì vậy  tổ chức hợp tác dùng nước “của họ “  (PIM ) có vai trò quan trọng ( cấn thiết ) đối với chính họ và bởi nó quyết định hiệu quả của hệ thống thủy lợi được xây dựng bằng sự đóng góp công sức của họ, cùng với sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước . Vì thế có thể khẳng định được  Nông dân đã nhận thức được“PIM quan trọng như thế nào? 

 

..Tại sao các tỗ chức: phường, họ... cũa nông dân vẩn tồn tại mặc dù không được nhà nước khuyến khích ..Nên chăng, hảy lấy mô hình "PIM" cũa nông dân hiện nay đễ mỗ xẽ, nghiên cứu ?

             (  Lê Xuân Tình )

Bạn Xuân Tình đã đặt câu hỏi thú vị mà chính các cơ quan chuyên ngành, nhiều tổ chức  đã nghiên cứu và đã lấy đó làm căn cứ soạn thảo ban hành các cơ chế chính sácgđược ang chỉ đạo.

Mô hình “Tổ chức hợp tác dùng nước” được thành lập phải trên cơ sở yêu cầu của dân ( người dùng nước ) và chỉ tồn tại khi đảm báo được mục tiêu “ hiệu qủa “ và “bền vững”. Nhưng để đảm bảo được hiệu quả và bền vững, ngoài các điều kiện“ dân tham tham gia và quyết địnhcần phải có các điều kiệncác Phường, hội..( như bạn Tình đề cập ở trên ) không cần phải có, đó là HTDN phải có đủ tư cách pháp nhân, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tự chủ được tài chính. Nhưng để đảm bảo được điều kiện trên không thể thiếu vai trò tác động của “ cơ chế, chính sách”, trợ giúp kỹ thuật, hạn chế các rủi ro do thiên tai tác động ( như đầu tư cơ sở hạ tầng và quản lý, ngoài phần nông dân đóng góp, còn phải có Nhà nước hỗ trợ ) có nghĩa là phải có sự “can thiệp” của nhà nước ( chính quyền ).

Tuy nhiên trong thực tế có nơi chính quyền không chấp nhận hoạt động của tổ chức“ hội “ “ tổ hợp tác “ mặc mục tiêu của “hội”, “tổ hợp tác” phù hợp với lòng dân hơn ( bắt buộc phải tổ chức theo mô hình hợp tác xã ). Cũng có không ít mô hình PIM được thành lập, hoạt động một thời gian bị “tan rã” phần lớn lại do sự “can thiệp” của nhà nước ( nhưng là can thiệp không đúng chỗ đã được nêu trong nhiều báo cáo ).

Tất cả những điều nói trên đã cơ quan chuyên ngành mổ xẻ , nghiên cứu như bạn mong muốn, đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể . Nhưng khó nhất vẩn là văn bản hướng dẫn đó đã phù hợp chưa ?

Hiện nay có nơi do cán bộ chưa thông suốt nên dân chưa thông, cán bộ đã làm sai các qui định về dân chủ “…những việc chính quyền địa phương phải thông tin và công khai để dân biết, những việc dân bàn và quyết định trực tiếp , những việc  dân tham gia ý kiến trước khi Nhà nước quyết định, những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân chủ…”

 

Tuy vậy không ít nơi nông dân hiện nay có tình trạng ỷ lại nhà nước nặng nề không như trước đây. Nêu so sánh với trước đây  

                 

                  Ý thức, trách nhiệm của người dân cao đến thế !

«  Thóc lép bay thẹn tay người sàng sẩy, chúng bạn cười vai quẩy thêm đau.. « ( Bài hát Đóng thuế nông – Của Lê Lôi )

«  Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người «  ( Khí thế Đánh Mỹ )

 

Ở thời điểm này nông dân được nhà nước bao cấp Thủy lợi phí, nhưng nhiều nơi nông dân vẩn từ chồi không trả phần phí thủy lợi nội đồng cho cho tổ chức của họ để chi cho tu sửa phần công trình mặt ruộng của họ  

 

+  Nhà nước, nhà khoa học, chuyên gia, và xã hội phải làm gì ?

Cả 3 bạn là sinh viên chia sẻ với tâm trạng thoải mái, bình tĩnh hơn so với những cán bộ, nhất là những chuyên gia có nhiều “ hiểu biết “ nhiều “kinh nghiệm”về PIM thông qua làm nhiều dự án nước ngoài tài trợ  

“..để PIM thành công thì nhà nước, nhà khoa học, chuyên gia, và xã hội phải làm gì? “ Tôi cũng không hiểu nhà khoa học, chuyên gia họ phải làm gì ? Vì tôi không được xếp vào trong hàng ngũ đó !!!! Theo tôi cũng giống như yêu cầu của PIM, phải có sự tham gia của các bên liên quan mà bạn đã nêu.. Tham gia như thế nào thì đã xác định trong một lộ trình đã được Bộ NN và PTNT thông báo. Có điều là các bên thường không muốn tham gia cũng xuất phát từ nhận thức, trách nhiệm và lợi ích, thiếu nhiệt tình, không có tâm huyết .. đó là điều khó. Giá như ai cũng có tâm huyết với nghề nghiệp và có tinh thần “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” thì hay biết mấy. Nói vậy thôi cần phải có một sự ràng buộc chặt chẽ thông qua các qui định, chức năng nhiệm vụ của cơ quan của nhà khoa học…, có cơ chế, chính sách huy động sự tham gia phù hợp và cũng cần có sự động viên, giám sát của toàn xã hội trong đó có nông dân

 

+  “ Tại sao cơ quan về PIM lại tự giải thể ?”

 Tôi hiểu ý bạn muốn hỏi là : Tại sao văn phòng thường trực PIM ( VNPIM ) lại tự giải thể phải không ? Lý do đơn giản là Hoạt động của văn phòng này đã không tuân thủ các qui định, không có mục tiêu rõ ràng, thành viên thiếu nhiệt tình, với những mong muốn không vì mục tiêu của PIM   

 

+  “PIM ở Việt Nam không phải là con đường nhung lụa.?

“ Hoa hồng nào mà chẳng có gai”, và không có sự thành công nào đạt được qua “con đường nhung lụa” Huống gì PIM ở Việt nam mặc dù đem lại lời ích cho nhiều bên , nhưng lại chịu tác động từ nhiều phía, nhạy cảm, không chỉ mang tính kinh tế kỹ thuật mà còn mang tính chính trị , xã hội là những yếu tố phức tạp ( không muốn nói là “ gai góc “)  Vì vậy PIM thành công không thể qua con đường nhung lụa, đòi hỏi sự quan tâm của các bên để giải quyết một cách đồng bộ các tồn tại mà ta thường nhắc đến đó là cơ chế chính sách hỗ trợ, đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả, bền vững, trên cơ sở đảm bảo yêu cầu tự chủ tài chính, tư cách pháp nhân, người dân tham gia thật sự …Và PIM ở Việt nam đã đi được một chặng đường khá dài, đã và đang tạo được một “cầu nối “ quan trọng giữa các đơn vị quản lý và các hộ nông dân trong việc cấp nước tưới

 

Tuy nhiên sau khi có Nghị định 115 tạo được cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển PIM ở Việt nam 

 

Một cánh én chẳng làm nên mùa Xuân

       Lê Quốc Tuấn ( Thái Bình )

 

Như tôi đã trình bày : hiện nay nhiều người quan tâm đến PIM, đã có một trung tâm tư vấn về PIM và nhiều trung tâm, đơn vị khác cũng làm tư vấn về PIM ( riêng dự án ABD4 đã có 6 đơn vị tư vấn về PIM trúng thầu ) . Đặc biêt có nhiều sinh viên nhiều trường đại học trong và ngoài nước đã chọn đề tài nhiên cứu về PIM ( hàng ngày tôi nhận được nhiều ý kiến trao đổi về nội dung nghiên cứu đều liên thuộc lĩnh vực PIM )

Bạn đừng lo vì PIM đã có nhiều “ con chim én “ tuy bay chưa thật cùng hướng “. Hy vọng trong tương lai sẽ bay cùng hướng. Mùa xuân của PIM sẽ đến với bạn đó nghe ! bạn Lê Quốc Tuấn – Thái Bình chờ nhé !

Và theo tôi được biết tỉnh Thái Bình của đã thành công trong việc thực hiện chuyển giao cho Nông dân quản lý công trình thủy lợi ( năm 1994 - 1996 mới thực hiện 1 huyện Thái Thụy , năm 2009 đã thực hiện toàn tỉnh ) nhiều tỉnh sẽ làm theo Thái Bình quê hương 5 tấn đầu tiên và cũng sẽ là tỉnh ở vùng đồng bằng đầu tiên thực hiện chuyển giao ( IMT ) thành công và đã hé mở mùa xuân của PIM đang đến

                                                               Hà nội, ngày 12 tháng 12 năm 2010

            

 

 

 



[1] Sách: Nhng li kêu gi ca H Ch Tch, NXB S Tht, Hà Ni 1960, Tp 5, trang 260-262.

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o