» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81577509

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Đừng lấy đá tự ghè vào chân mình.[14/03/11]
Sông Mekong có tổng chiều dài hơn 4.800 km, gồm hơn 30 nhánh sông chính. Hơn 75% dân số trong lưu vực phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp, khai thác thủy sản và rừng

ĐỪNG LẤY ĐÁ TỰ GHÈ VÀO CHÂN MÌNH

 

 

Tô Văn Trường

 

 

Những dự án đập đã, đang và dự kiến sẽ xây dựng   trên dòng chính sông Mekong

Sông Mekong có tổng chiều dài hơn 4.800 km, gồm hơn 30 nhánh sông chính.  Hơn 75% dân số trong lưu vực phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp, khai thác thủy sản và rừng. Đóng góp từ các hoạt động nông nghiệp và rừng vào GDP của 4 nước hạ lưu sông Mekong bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam trung bình khoảng 21%.

 

Gần đây, công luận các nước hết sức lo ngại về việc Lào dự kiến xây dựng đập thủy điện Sayaburi  ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã hội và môi trường các nước trong khu vực. Tuy nhiên, ở  Việt Nam lạị đang tồn tại một nghịch lý. Đó là việc trong khi dư luận và các cơ quan khoa học, đặc biệt là người dân ở đồng bằng sông Cửu Long rất quan tâm lo lắng, đề nghị Chính phủ có giải pháp thích ứng đề nghị phía Lào không xây dựng hoặc ít nhất cũng hoãn việc xây dựng đập thủy điện Sayaburi khoảng 10 năm để tiếp tục nghiên cứu thật bài bản cho thấu tình, đạt lý các mặt “được và mất” của công trình này thì một số tập đoàn kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục sang giúp Lào xây dựng thủy điện trên sông Mekong!?

 

Trước đây, Tập đoàn  thủy điện sông Đà sang  giúp Lào khảo sát thiết kế các đập  thủy điện Xekaman 1, 2 và 3 với nguồn vốn xây dựng khoảng 1 tỷ đô la. Về phía doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc thị trường lấy  mục tiêu lợi nhuận là tối thượng. Khi có công trình tức là có cung, thì cầu lúc nào, ai cầu, cầu ra sao chỉ là vấn đề thời gian. Các công trình  thủy điện Xekaman 1,2 và 3 có thể lý giải nằm trên dòng nhánh của sông Mekong, diện tích lưu  vực không lớn, và khi vận hành sẽ cấp điện cho tỉnh Công Tum của Việt Nam.

 

Tuy nhiên, việc Tập đoàn dầu khí  Việt Nam nghiên cứu giúp Lào tiến hành thực hiện dự án thủy điện Luang Prabang (phía thượng lưu của công trình thủy điện Sayaburi )  ngay trên dòng chính sông Mekong  theo hình thức BOT gây bức xúc trong một số nhà khoa học. Có ý kiến lập luận nếu ta không giúp Lào thì Trung Quốc cũng nhảy vào, ta sẽ  thiệt đơn, thiệt kép!? Cần phải phân tích, thảo luận làm rõ quan điểm này một cách sòng phẳng để từ đó vạch chiến lược phối hợp tổng thể cho hiệu quả.  Một câu hỏi được đặt ra, tại sao ta phản đối  công trình thủy điện Sayaburi do Thái Lan giúp Lào xây dựng, trong khi ta lại tham gia xây dựng công trình thủy điện Luang Prabang cũng trên dòng chính sông Mekong? Câu hỏi không dễ trả lời dù có ngụy biện bằng cách nào đi nữa. Đây chính là hành động “tự lấy đá ghè vào chân mình”! Thảo luận đa chiều và bình đẳng về góc nhìn là một giải pháp tốt nhất để đi đến thực chất và hiệu quả. Xét về lợi ích chung, Chính phủ với vai trò là đầu mối quản lý, lãnh đạo các ngành, các tập đòan, phải lo lắng quán xuyến và sớm có chiến lược, chiến thuật phối hợp cụ thể, hợp lý, hợp tình.

 

Bộ Tài nguyên Môi trường và Ủy ban sông Mekong Việt Nam tổ chức một số hội thảo ở trong Nam, ngoài Bắc để lấy ý kiến các cơ quan, các nhà khoa học tham mưu trình Chính phủ đề nghị phía Lào hoãn xây dựng đập thủy điện Sayaburi thì Bộ Kê hoạch Đầu tư lại tiếp tục cấp phép cho Công ty cổ phần Hoàng Anh-Gia Lai sang Lào xây dựng nhà máy thủy điện.  Bằng chứng là công văn số 25/CV-HAGL  ngày 21/2/2011 do ông Đoàn Nguyên Đức chủ tịch hội đồng quản trị ký gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cam kết thông tin đúng sự thật là Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp giấy chứng nhận  đầu tư ra nước ngoài số 421/BKH-ĐTRNN ngày 11/2/2011 cho công ty cổ phần thủy điện Hoàng Anh Gia Lai được phép đầu tư dự án thủy điện Nậm Công 2 và dự án thủy điện Nậm Công 3 tại huyện Phu Vông, tỉnh Attapeu, Lào. Tổng công suất lắp máy của 2 nhà máy thủy điện này là 111 MW với lượng điện trung bình hàng năm 433,35 triệu kwh, tổng vốn đầu tư 134.951.000 đô la, dự kiến hoàn thành 12/2013. Công trình thủy điện Nậm Công 2 và 3 dù chỉ nằm trên sông nhánh Mekong nhưng lại diễn ra trong thời gian nhạy cảm này cũng là điều đáng suy ngẫm.  

 

Anh Sáu Thượng  ở lứa tuổi “gần đất xa trời” , nguyên là bí thư tỉnh ủy Tây Ninh, nhiều năm làm việc  trong  nhóm tư vấn phát triển đồng bằng sông Cửu Long  của Thủ tướng Võ Văn Kiệt  mới gọi điện thoại  cho chúng tôi bảo rằng  người dân Nam bộ rất lo lắng  về kế hoạch xây dựng các công trình thủy điện ở thượng lưu  sông Mekong và đối sách của Chính phủ. Các nhà khoa học và  cơ quan tham mưu phải nói thẳng, nói thật những suy nghĩ  của mình  để  Chính phủ hiểu được nỗi trăn trở, bức xúc của người dân Nam bộ. Theo thông tin chúng tôi nhận được, cuối tháng 2/2011  vùng  Sayaburi  mới  gặp phải cơn động đất rất đáng lo ngại, nhất là khi hệ thống 12 đập thủy điện được xây dựng ở vùng  hạ lưu sông Mekong, nếu gặp sự cố vỡ đập theo kiểu “domino” thì hậu quả khôn lường.

 

Rõ ràng, tầm nhìn ngắn hạn, tư duy nhiệm kỳ, sự phối  hợp giữa các ngành  không nhất quán và thấu đáo đã dẫn đến các việc làm “lợi bất cập hại” hay nói theo cách khác  là “lấy đá tự ghè vào chân mình”!. Cái được trước mắt của một số tập đoàn kinh tế quá nhỏ bé so với cái mất mà người dân toàn đồng bằng sông Cửu Long phải gánh chịu như ảnh hưởng đến nguồn nước, mặn xâm nhập sâu hơn, giảm sút về nguồn lợi thủy sản, phù sa, gây ra xói lở bờ, tác động đến đa dạng sinh học vv…

 

Quản lý tài nguyên nước phải theo lưu vực sông. Cần phải đặt lợi ích chung của đất nước và khu vực lên trên lợi ích cục bộ của từng doanh nghiệp và từng quốc gia. Đó cũng là cách tiếp cận vấn đề đúng đắn nhất trong một đất nước, một thế giới đang hội nhập mạnh mẽ.


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o