» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81577523

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

”Kiên quyết thực hiện dân chủ có thực chất“ đôi điều lạm bàn về ý kiến của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.[20/03/11]
Trong vài năm gần đây, Quốc hội Việt Nam được cho là có nhiều chuyển biến tích cực: các phiên chất vấn sôi động và chất lượng hơn trước rất nhiều, có nhiều tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các chủ đề thời sự nóng bỏng của quốc gia như các dự án bauxite Tây Nguyên, công trình đường sắt tàu cao tốc Bắc-Nam, sự phá sản của tập đoàn Vinashin, nợ công vv...

"KIÊN QUYẾT THỰC HIỆN DÂN CHỦ CÓ THỰC CHẤT“

ĐÔI ĐIỀU LẠM BÀN VỀ Ý KIẾN CỦA TỔNG BÍ THƯ

NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 

 

Tô Văn Trường

 

   

Bầu Quốc hội khóa I ngày 6/1/1946

Trong vài năm gần đây, Quốc hội Việt Nam được cho là có nhiều chuyển biến tích cực: các phiên chất vấn sôi động và chất lượng hơn trước rất nhiều, có nhiều tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các chủ đề thời sự nóng bỏng của quốc gia như các dự án bauxite Tây Nguyên, công trình đường sắt tàu cao tốc Bắc-Nam, sự phá sản của tập đoàn Vinashin, nợ công vv... Một số đại biểu như ông Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Dương Trung Quốc, Nguyễn Lân Dũng,  bà Phạm Thị Loan vv...đã để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ và thắp sáng lại ngọn lửa hy vọng trong lòng đại đa số người dân Việt Nam.

 

Tuy nhiên, theo pháp lý Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất với vai trò lập pháp  và giám sát vẫn chưa thực hiện đầy đủ, về cơ bản, vai trò này. Quốc hội có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua cũng không xuất phát từ sự cải tổ, đổi mới có hệ thống trong quốc sách của chúng ta. Có chăng, đó chỉ là sự đổi mới mang tính nhiệm kỳ và mang đậm nét dấu ấn cá nhân của một số vị đại biểu Quốc hội mà thôi. Điều dễ nhận thấy rõ ràng nhất là từ trước đến nay chúng ta vẫn còn khư khư giữ lấy những “kiểu hình thức, hữu danh vô thực” trong việc tổ chức và vận hành hệ thống Quốc hội của chúng ta. Người dân chưa thật sự được toàn quyền chọn lựa ra (một trong những quyền cơ bản) những người lãnh đạo theo sự mong muốn và tín nhiệm của chính họ, do đó dẫn đến nhiều nguyện vọng chính đáng của người dân chưa được tôn trọng, chưa được đấu tranh một cách mạnh mẽ và rõ ràng, theo đúng cái quyền mà Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chú Nghĩa Việt Nam đã dành cho họ: quyền làm chủ đất nước.

 

Trong những ngày gần đây công tác chuẩn bị cho kỳ bầu cử Quốc hội khóa 13 được toàn thể dự luận báo chí, quần chúng nhân dân hết sức quan tâm. Sau Đại hội Đảng XI vừa qua, đây là sự kiện chính trị lớn của cả nước với quy mô rộng khắp toàn dân có ý nghĩa hết sức lo lớn  và hệ trọng.

 

Tại buổi làm việc gần đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  kiêm Chủ tịch Quốc hội  đã có phát biểu quan trọng được nhiều cử tri, nhân dân và các nhà trí thức, các nhà hoạt động xã hội quan tâm, đánh giá cao : "Kiên quyết thực hiện dân chủ có thực chất".

 

Suy ngẫm về ý kiến của Tổng Bí thư, chúng ta thấy đây là một chỉ đạo, gợi mở hết sức quan trọng cho hệ thống chính trị, hệ thống bầu cử nói riêng và toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội nói chung.

Dân chủ trong cả ba khâu : Ứng cử, đề cử - Tranh cử - Đi bầu

 

Dân chủ ở nhiều nội dung xây dựng xã hội có nội hàm khác nhau, có đặc trưng và các yêu cầu khác nhau. Riêng trong phạm vi bầu cử Quốc hội và các công tác bầu cử, trước tiên, chúng ta hiểu khái niệm Dân chủ mà Tổng bí thư nói đến chính là đảm bảo Dân chủ trong cả ba khâu : Ứng cử, Đề cử - Tranh cử - Đi bầu, được  thể hiện rõ một số quan điểm chính trong các công việc quan trọng xuyên suốt quá trình bầu cử.

 

Theo đó, để đảm bảo dân chủ căn bản, trước hết phải phấn đấu có bầu cử thật sự  từ khâu tranh cử, ứng cử, đề cử và đi bầu. Các ứng viên khi tham gia tranh cử cần được quy định phải có cam kết về các nội dung tranh cử và phải trình bày, thảo luận với cử tri, với báo chí và xã hội trong quá trình bầu cử. Kết hợp với nội dung này, Hội đồng bầu cử Trung ương cần khuyến khích và có cơ chế bảo đảm tự do ứng cử, đảm bảo công bằng và dân chủ ngày từ bước hiệp thương lập danh sách ; kiên quyết chống lại cách bầu là "chọn sẵn", và dân chỉ có gạch bớt đi vài tên rồi bỏ phiếu.

 

Qua thảo luận trong quần chúng nhân dân, có ý kiến rất đáng xem xét như cần phân định hợp lý các đơn vị bầu để mỗi đơn vị bầu chỉ bầu 1 người, chọn trong danh sách khoảng  chừng 3 ứng viên. Theo  cách này, người bầu và ứng viên dễ gần nhau, hiểu nhau, theo dõi nhau, người bầu dễ giám sát người đã được bầu trong suốt nhiệm kỳ hoạt động. Hay một số đề nghị mạnh dạn hơn, những người tự đăng ký là ứng viên tự do đáng được và nên được đặt trước, nhắc đến trước những người được một tổ chức nào giới thiệu là ứng viên vv... Một số ý kiến mới mẻ và mạnh dạn trên có thể trong lần bầu cử này chưa thể áp dụng ngay được nhưng với tinh thần kêu gọi hết sức cầu thị của Tổng bí thư,  mong rằng việc gợi ra ở đây sẽ là tiền đề cần thiết để các cơ quan của Quốc hội cũng như báo chí xã hội quan tâm suy nghĩ, tiếp thu áp dụng cho các kỳ sau… 

 

Một số vấn đề lớn cần được sớm làm rõ  hoặc xem xét kỹ càng hơn 

 

Bên cạnh một số công tác mang tính chất kỹ thuật như nói ở trên, có nhiều vấn đề lớn hiện nay qua dư luận đang bộc lộ những băn khoăn trăn trở sâu sắc của nhiều bộ phận quần chúng nhân dân, nhất là các nhà chuyên môn xã hội và pháp luật.  Có ý kiến cho rằng, việc định trước rằng cần có nhiều người có quyền hành pháp được bầu là đại biểu Quốc hội cũng là việc làm trái với các nguyên tắc dân chủ căn bản. Vần đề này cần được xem xét cụ thể ra sao để thuyết phục cử tri?

 

Vừa qua, Ông Phạm Minh Tuyên,  Ủy viên thường vụ Quốc hội, khi trả lời phỏng vấn báo VnEconomy có đưa ra một số quan điểm về tiêu chuẩn của Ủy viên Chuyên trách Quốc hội, ý kiến này được dư luận cho là còn mù mờ, thiếu cơ sở pháp lý và khoa học. Theo quan điểm của dòng dư luận trên thì như  thế nào là trình độ tương đương môt vụ trưởng, một ủy viên thường vụ tỉnh ủy ? Cơ quan nào thẩm định, và thẩm định với các tiêu chuẩn nào?

 

Là cơ quan lập pháp tối cao, Quốc hội hơn ai hết, cần hoạt động tuân thủ chặt chẽ các cơ sở pháp lý và khoa học căn bản. Tránh đưa ra những tiêu chuẩn cảm tính, thiếu cơ sở luật pháp và khoa học. Bởi điều này sẽ “ gặm nhấm “ và hủy hoại nghiêm trọng tới tính pháp quyền của hoạt động Nhà nước. Một vấn đề khác cũng được dư luận hiện nay hết sức quan tâm mà Quốc hội chưa có quy định hướng dẫn cụ thể :

 

Từ rất lâu tới nay, khái niệm “ vận động bầu cử“ được xác nhận khá quen thuộc, tuy vậy quy định chi tiết hoạt động này là gì , như thế nào, ứng viên được phép tiến hành đến đâu và nếu tiến hành lấy kinh phí từ nguồn nào, các cơ quan của Quốc hội dường như chưa hề có các quy định cụ thể để hiện thực hóa công tác hết sức bổ ích và dân chủ này. Khi nói về kinh phí vận động bầu cử, cần đặt vấn đề những người do Đảng cử có lấy kinh phí của Đảng để quảng bá cho mình không? Trong so sánh với cá nhân thì họ phải tự chi phí quảng bá. Tìm hiểu cách bầu cử ở Úc cũng rất đáng suy ngẫm: Luật  bầu cử có điều khoản cho phép tất cả những người ứng cử độc lập nếu trúng cử sẽ được Chính phủ bồi hoàn một phần tiền quảng cáo (tất nhiên là trên cơ sở chi tiêu thực tế) điều này áp dụng công khai cho tất cả mọi trường hợp ứng cử độc lập, thường là những người không có một đảng chính trị hậu thuẫn. Còn những người nào có một chính đảng làm hậu thuẫn thì luật cũng quy định Đảng ấy phải tự chi phí hoàn toàn việc quảng cáo (biểu ngữ, truyền hình, đăng trên báo vv...). Vấn đề là ở Úc họ công bố minh bạch tiền nào của Đảng họ, Đảng nào nhập nhằng lấy tiền nhà nước (vì có lợi thế đang cầm quyền) khi bị khui ra thì nắm chắc việc mất lòng tin của nhân dân và mất phiếu nên không ai dám làm việc sai trái ây. Bởi vậy không có Đảng cầm quyền nào ở Úc dám liều dùng ngân sách nhà nước làm việc quảng cáo cho Đảng mình để lấy phiếu.

 

Nên chăng, trong kỳ bầu cử này để nâng cao chất lượng chọn lựa đại biểu và dân chủ hơn, thực chất hơn, có nên bắt buộc các ứng cử viên phải tự tổ chức “ Vận động bầu cử “ Và do vậy, cùng với một loạt các vấn đề quan trọng khác, cần được áp dụng , phải chăng Quốc hội nên có hoạt động tổng rà soát để làm rõ, xem xét kỹ càng và cụ thể hóa nhanh chóng để công tác bầu cử thêm hiệu quả và thực chất. 

 

Vai trò và phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác bầu Quốc hội nên thiết kế sao cho đúng đắn, đảm bảo dân chủ ?

 

Thể chế vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nội dung lý luận – thực tiễn quan trọng bậc nhất trong các vấn đề chính trị - pháp quyền cốt lõi hiện nay đầu mối lập pháp, hành pháp và tư pháp, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Người dân mong muốn Đảng lãnh đạo bầu cử đúng đắn ở tất cả các khâu, chứ không phải là để có nhiều ghế đến mức áp đảo ở Quốc hội.

 

Do vậy xác đinh sự lãnh đạo của Đảng thế nào cho đúng đắn, chặt chẽ về nội dung nhưng vẫn đảm bảo mềm mại, tinh tế về hình thức là một vấn đề hết sức quan trọng. Điều này trong nhiều năm qua được nhắc đến cả chính thức và không  chính thức trong cách so sánh và mối quan hệ - Quy định tỷ lệ Đại biểu ngoài Đảng trong Quốc hội. .

 

Gần đây có phát biểu chính thức rằng, Quốc hội 13 sẽ nâng lên 15-20% (hiện nay thấp hơn). Theo quy định này dù được nâng lên,  song vẫn được cho là chưa hợp lý, vi phạm và phi lý tính đại diện về mặt tư tưởng chính trị xã hội – một nội dung nặng ký“ của khái niệm dân chủ. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân, cũng ít người ngoài đảng, mặn mà với việc tự ra ứng cử để đạt được tỷ lệ nói trên.  Đảng và Quốc Hội tiếp thu ý kiến này,  xử lý như thế nào cho tính dân chủ thực sự rõ nét?.  

 

Qua nhiều kỳ bầu cử Quốc hội tới nay,  chúng ta thường nghe đến khẩu hiêu Dân bầu, có sự lãnh đạo của Đảng“. Chúng ta cần làm rõ nhất quán sự lành mạnh, trong sáng và đúng đắn của khẩu hiệu trên như sau : Sự lãnh đạo của Đảng được nhắc đến đó,  là hành vi cụ thể có tính chất quán triệt đối với toàn bộ hệ thống Đảng và đảng viên  để việc bầu thực sự dân chủ, đích thực là kết quả sự lựa chọn của dân.

 

Song song với việc tự mình hiểu đúng các vấn đề trên và cam kết để nhân dân cũng hiểu đúng , chúng ta cần kiên quyết chống lại cách hiểu hoặc cố tính hiểu thành:   nhân dân phải bầu theo sự định hướng cán bộ mà Đảng đã cử ra , tức là Đảng lãnh đạo việc bầu phải theo ý Đảng.

 

Nếu làm lệch đi vấn đề này, nhân dân sẽ hiểu sai vai trò lãnh đạo của Đảng, và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và vai trò thực chất, đúng đắn của Đảng.  Qua tham khảo ở nhiều kỳ bầu cử, nhân dân thường nhiều lần đặt ra câu hỏi khá hóc búa và đúng đắn, xây dựng :  

- Bầu hay "bầu cử".

- Dân đi bầu. Còn cử, thì ai cử ?

- Đã cử rồi, thì còn bầu gì nữa ?

 

Như vậy rõ ràng ,  Hội đồng bầu cử các cấp của Quốc hội, hệ thống Đảng các cấp, cần quán triệt và làm rõ các vấn đề đó sao cho đúng về mặt luật pháp, hợp về mặt nhận thức và tình cảm chung của quần chúng.  Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư phát biểu khá rắn gay gắt“ về việc KIÊN QUYẾT PHẢI ĐẢM BẢO TÍNH DÂN CHỦ, trong lần bầu cử kỳ này, điều khác rõ rệt với phong cách ôn tồn, điềm đạm và thận trọng của ông hàng ngày.

 

Chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, với kinh nghiệm phong phú và quyết tâm mạnh mẽ của cá nhân đồng chí  Nguyễn Phú Trọng dưới cả hai vai trò lớn Tổng Bí thư và Chủ tịch Quốc hội, lần bầu cử này của cử tri cả nước sẽ có nhiều đổi mới quan trọng thể hiện được Ý DÂN, LÒNG DÂN“ .  


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o