» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81577514

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Trao đổi ý kiến (I): Sự cố mất điện vừa qua ở miền Nam.[11/06/13]
Quản lý rủi ro lâu nay chưa được coi trọng đúng mức ở Việt Nam. Vụ mất điện diện rộng hôm chiều 22/5/2013 làm cho 22 tỉnh, thành ở phía Nam chỉ riêng về kinh tế có chuyên gia ước tính thiệt hại …

Trao đổi ý kiến (I):

Sự cố mất điện vừa qua ở miền Nam

 
Quản lý rủi ro lâu nay chưa được coi trọng đúng mức ở Việt Nam. Vụ mất điện diện rộng hôm chiều 22/5/2013 làm cho 22 tỉnh, thành ở phía Nam chỉ riêng về kinh tế có chuyên gia ước tính thiệt hại …

…Sự cố xảy ra do bất cẩn của người lái xe cẩu trên công luận đã thông tin. Theo tôi tìm hiểu, đó là một sự cố chạm đất 01 pha của đường dây 500kV Di Linh-Tân Định, khi sự cố xảy ra, hệ thống bảo vệ rơ le phát hiện (như: bảo vệ so lệch dọc đường dây-F87L, bảo vệ khoảng cách-F21/21N, hoặc bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng-F67N,...), tác động và cắt các máy cắt 500kV ở hai đầu đường dây để loại trừ sự cố chạm đất của đường dây 500kV Di Linh-Tân Định thế là xong (đó là theo lý thuyết). Vấn đề ở đây là tại sao bị rã lưới hoàn toàn 22 tỉnh, thành?

Nhìn xa hơn, một vấn đề cực kỳ quan trọng nữa thông qua vụ việc này là nếu như các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã đưa vào vận hành (8000MW-chủ yếu cấp điện cho miền Nam), thì sự cố mất điện rã lưới diện rộng 22 tỉnh, thành phía Nam vừa rồi có thể xảy ra thảm họa vì 8.000MW của các Nhà máy điện hạt nhân không biết "xài" ở đâu khi bị rã lưới hoàn toàn. Lúc đó, phải dập lò phản ứng điện hạt nhân khẩn cấp, dẫn đến không những thiệt hại rất lớn về kinh tế mà còn có khả năng gây ra thảm họa. Điều này, ngay từ bây giờ cần có sự quan tâm chú trọng đặc biệt của các cấp có thẩm quyền, không thể xem nhẹ dạng sự cố mất điện diện rộng này. 

Tô Văn Trường,

tovantruong1948@gmail.com

Tất cả nhà máy điện làm việc chung trong cùng một hệ thống điện phải luôn luôn “đồng bộ” với nhau, không thể tách rời. Sự cố cần cầu chở cây gây chập mạch vào chiều qua trên đường dây cao áp 500 kV gây cháy một đoạn dây nghe qua tưởng nhỏ nhưng đây là một sự cố cực kỳ nghiêm trọng và là chuyện tối kị đối với yêu cầu ổn định của hệ thống điện. Hậu quả là đã làm "tan rã" cả hệ thống điện.

Tại thời điểm xe cẩu chở cây vướng dây điện, tất cả nhà máy điện, các trạm biến thế nằm trong hệ thống điện, dù xa hay gần nơi xảy ra sự cố, đều chưa bị hỏng hóc gì, và vẫn có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng mất đồng bộ sẽ nhanh chóng phá hoại hệ thống, trước hết là hủy hoại các nhà máy phát điện. Để đảm bảo an toàn, hệ thống tự động sẽ tự ngắt các nhà máy điện có nguy cơ bị hủy hoại ra khỏi hệ thống chung. Hệ thống điều khiển này là hoàn toàn tự động, con người không thể và không kịp can thiệp, thông thường trong vòng khoảng 0,2 giây sau khi xảy ra sự cố, tất cả nhà máy điện sẽ tự động tách ra khỏi hệ thống điện, người ta thường gọi đó là tình trạng tan rã hệ thống điện

Nếu không có hệ thống ngắt tự động này, hậu quả là khôn lường, tất cả các máy phát điện sẽ bị hỏng hết. Hệ thống điện hoạt động theo nguyên tắc năng lượng phát ra của tất cả các máy phát điện phải luôn luôn bằng năng lượng tiêu thụ của tất cả các hộ tiêu thụ điện. Hay nói cách khác tổng lượng điện phát ra phải bằng với tổng lượng tiêu thụ. Đây là công việc bắt buộc phải thực hiện thường xuyên, từng phút từng giờ của toàn bộ hệ thống điện.

Tại thời điểm xảy ra sự cố chập đường dây điện 500 kV, các nhà máy điện của hệ thống miền Nam vẫn phát điện bình thường, Công suất phát ra khoảng trên dưới 10.000 MW, trong khi hệ thống tiêu thụ đột ngột ngựng tiếp nhận năng lượng, Công suất tiêu thụ đột ngột giảm xuống, gần như bằng 0. Nếu không lập tức tách các nhà máy phát điện ra khỏi hệ thống, và lập tức ngưng chạy các nhà máy phát điện, thì năng lượng điện khổng lồ phát ra sẽ chạy đi đâu? Khi đó các máy phát điện sẽ quay lồng lên dữ dội, sẽ bị cháy, và tất cả các nhà máy phát điện có thể bị tự phá hủy hoàn toàn, tất cả các nhà máy điện nằm trong hệ thống điện ở miền Nam này sẽ cùng chung số phận.

Sự cố xe cẩu chiều qua là một sự cố hy hữu, rất ít khi xảy ra. Phải có lực tác động mạnh thì mới có thể dồn 2 sợi dây điện cách nhau khoảng 10 mét chập vào nhau. Những trường hợp như thả diều, ném đá thì không thể gây chập đường dây điện cao áp được. Còn nếu người ta cố ý gây ra thì chịu thua, không thể có đủ tiền để xây dựng hệ thống bảo vệ cho lưới điện dài hàng nghìn cây số. Chính phủ cũng đã có quy định rất cụ thể về khoảng cách để bảo đảm an toàn hành lang lưới điện.

Sự cố điện tương tự, gây cúp điện trên diện rộng như chiều qua cũng đã từng xảy ra ở nhiều nước. Vào năm 1963, một sự cố đã làm rã hệ thống điện, gây cúp điện hoàn toàn 1/3 nước Mỹ, và phải mất đến 13 giờ mới được khôi phục, do hệ thống rất lớn. Tại Pháp vào thập niên 70, có một lần khoảng 80% diện tích nước Pháp bị mất điện hoàn toàn. Liên Xô trước đây cũng có một lần bị cúp điện hoàn toàn một tỉnh (diện tích lớn hơn cả nước Pháp). Riêng tại Việt Nam, ở Sài Gòn trước đây chừng mươi năm cũng đã từng gặp sự cố này nhưng khu vực chịu ảnh hưởng chi trong phạm vi Sài Gòn và vài tỉnh xung quanh chứ không lớn như sự cố ngày hôm qua, mất điện 22 tỉnh miền Nam.

Nguyễn Bách Phúc, HASCON

hasconsaigon@gmail.com

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o