» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81577260

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Alumina Tây Nguyên có giống như đồng Sinh Quyền?.[17/06/13]
BBT. Tuy có rất nhiều ý kiến trong mấy năm nay được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng Dự án bôxít sẽ không đem lại hiệu quả gì, thua thiệt về nhiều mặt, nhưng chủ đầu tư - Tập đoàn Than – Khoáng sản (TKV) - vẫn cho là sẽ có lãi và so sánh dự án này với Dự án khai thác đồng Sinh Quyển (Lào Cai). Dưới đây là ý kiến TS. Nguyễn Thành Sơn về sự so sánh này.

Alumina Tây Nguyên có giống như đồng Sinh Quyền? 

TS. Nguyễn Thành Sơn

BBT.
Tuy có rất nhiều ý kiến trong mấy năm nay được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng Dự án bôxít sẽ không đem lại hiệu quả gì, thua thiệt về nhiều mặt, nhưng chủ đầu tư - Tập đoàn Than – Khoáng sản (TKV) - vẫn cho là sẽ có lãi và so sánh dự án này với Dự án khai thác đồng Sinh Quyển (Lào Cai). Dưới đây là ý kiến TS. Nguyễn Thành Sơn về sự so sánh này.

š

So sánh dự án đồng Sinh Quyền và dự án alumina Nhân Cơ (hay Tân Rai) ta thấy các “nét” giống và khác nhau như sau:

Những “nét” giống nhau gồm: cùng là dự án khai khoáng; cùng chủ đầu tư là TKV; cùng nhà thầu TQ, công nghệ TQ; và cùng để xuất khẩu. Ngoài ra, về mặt nguyên tắc, đã là dự án khai thác TNKS để xuất khẩu thì bất cứ dự án nào cũng phải có lãi.

Những “nét” khác nhau là chủ yếu gồm:

Đồng quý hơn Nhôm. Đồng là “kim loại quý”, còn nhôm chỉ là “kim loại cơ bản”. Đồng khó thay thế và có giá trị sử dụng rất cao, còn nhôm có thể dễ được thay thế bằng vật liệu khác, và giá trị sử dụng của nhôm kim loại rất thấp, chỉ có hợp kim của nhôm (là sản phẩm của công nghiệp đúc) mới có giá trị sử dụng cao.

Dự án đồng Sinh Quyền là 1 trong 3 dự án được Chính Phủ VN và TQ đưa vào diện ưu tiên hợp tác đặc biệt do Chính Phủ TQ cho vay (dự án đồng Sinh Quyền của Tcty Khoáng sản VN- khi đó chưa nhập vào TKV, dự án điện Cao Ngạn của TKV, và một dự án thủy điện ở miền trung của EVN). Vì vậy, chắc chắn giá vốn (bình quân gia quyền của vốn vay đầu tư) của dự án đồng Sinh Quyền thấp hơn nhiều so với alumina Nhân Cơ.

Dự án đồng Sinh Quyền là dự án thuộc công nghiệp luyện kim làm ra sản phẩm đầu vào cho ngành cơ khí chế tạo. Còn dự án alumina chỉ thuộc lĩnh vực “khai thác-chế biến” chỉ làm ra nguyên liệu khoáng sản làm đầu vào cho ngành luyện kim.

Chất lượng sản phẩm: độ tinh khiết của đồng đạt “3 số 9” là 99,98% trong khi để sử dụng được hiệu quả (làm dây điện) phải là 99,99%; Còn độ tinh khiết của alumina chỉ có “1 con 9” là 98,6%, thuộc loại “Coarse” hay “Sandy” (giống như “đường cát”).

Giá đồng trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lần so với giá nhôm. Cụ thể, nếu tính từ 2003 đến 2011, giá đồng tăng vọt từ 1784 U$/tấn lên 8821 U$/tấn, bình quân tăng 22,11%/năm; Còn giá nhôm chỉ tăng từ 1432 U$/tấn lên có 2398 U$/tấn, bình quân chỉ tăng 6,7%/năm.

Dự án đồng Sinh Quyền đã trải qua 3 bước “thăng trầm”: có giai đoạn lỗ nặng, có giai đoạn xuất khẩu quặng đồng có hiệu quả hơn luyện ra đồng thỏi rồi xuất khẩu, và hiện nay mới đang có lãi (do giá đồng tăng vọt như nêu trên). Còn dự án alumina Tân Rai hiện chưa nghiệm thu được.

Dự án đồng Sinh Quyền, theo thiết kế, TKV còn thu ngay được thêm ít nhất 400 kg vàng/năm (nay mới chỉ thu được khoảng ½ số đó). Đây là nguồn lợi không nhỏ để dự án Sinh Quyền có hiệu quả. Còn dự án alumina Tân Rai/Nhân Cơ để làm ra được “sắt xốp” từ bùn đỏ (nhằm bù lỗ cho alumina) chắc phải sau 50 năm nữa.

Về cơ sở hạ tầng: Dự án đồng Sinh Quyền có qui mô rất nhỏ (10.000 tấn/năm) nên không mắc các vấn đề như GTVT, và cấp nước. Còn dự án alumina Nhân Cơ/Tân Rai, thì ngược lại, đang bị mất cân đối về GTVT (tắc) và cấp nước (thiếu). Riêng việc cấp điện, dự án đồng Sinh Quyền được sử dụng nguồn điện từ lưới quốc gia, còn dự án alumina Tân Rai và Nhân Cơ phải đầu tư nhà máy nhiệt điện tự dùng trên vùng cao Tây Nguyên, nhưng lại dùng than đá chở từ miền biển lên.

Chất thải độc hại của dự án đồng Sinh Quyền là axít (H2SO4) (hiện đang “mắc” không biết phải vận chuyển đi chôn cất hay bán như thế nào?). Còn chất thải độc hại của alumina Nhân Cơ là xút (NaOH), thay vì phải thu hồi ngay trong nhà máy thì TKV cho thải ra ngoài rồi “tái tuần hoàn” sau. Nếu không may (cầu trời chỉ không may thôi), các bể chứa a xít bị vỡ, hay ô tô chở a xít đi tiêu thị bị đổ thì đồng Sinh Quyền chắc đã kiếm đủ tiền “giắt lưng” sẵn để “đền bù, khắc phục hậu quả”. Còn nếu xút (NaOH) của Tân Rai/Nhân Cơ trong khi chờ chưa kịp “lắng” trong bể bùn đỏ, gặp mưa lớn tràn ra ngoài thì chắc TKV phải cử đoàn thứ 2 sang Hungary “học tập trao đổi kinh nghiệm” lại.

Dự án đồng Sinh Quyền chỉ có một chút “dại” hơn alumina Tây Nguyên ở chỗ: quặng đồng được khai thác tại mỏ đồng Sinh Quyền (sát biên giới với TQ), phải vận chuyển khoảng 30 km về Tằng Lỏng để luyện thành đồng. Các dự án bauxite thì “khôn” hơn, khai thác và chế biến tại chỗ.

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o