Hệ thống đổi mới nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. [24/02/08]
23/02/2008 07:42
Ngày 21 tháng 02 năm 2008, Trung tâm Khoa học công nghệ và Phát triển
nguồn nước (CCWR) thuộc VNCOLD đã
tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Thảo luận của các bên tham gia về Hệ thống
đổi mới nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam”. Đây là một
hoạt động nằm trong khuôn khổ nghiên cứu của Chương trình Đưa nghiên cứu vào
ứng dụng (Research Into Use - RIU) do
Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Anh (DFID) tài trợ thực hiện tại 2 nước
Đông Nam Á (Việt Nam và Campuchia)
Các đại biểu dự Toạ đàm
Tham gia dự
tọa đàm gồm các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý thuộc các
cơ quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, các Viện
nghiên cứu trường Đại học, các Trung tâm, các tổ chức NGOs…Đây là những người quan
tâm, đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia nghiên cứu, hoạch định, thực thi,
giám sát các cơ chế chính sách đổi mới KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, phục vụ
xóa đói giảm nghèo.
Thời gian tọa đàm tuy ngắn, nhưng các đại biểu
đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá hệ thống cơ chế, chính sách nói chung, khoa học
công nghệ về nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên nói riêng ở Việt nam đang còn
nhiều bất cập, ngay từ khâu phát hiện, đề xuất…cho đến hoạch định, thực thi,
giám sát …Cuộc thảo luận xoay quanh 3 chủ đề chính:
(i) Các bên
liên quan chủ yếu tham gia vào hệ thống đổi mới nông nghiệp và tài nguyên thiên
nhiên, mối quan hệ giữa các bên tham gia trong quá trình phát hiện, đề xuất, hoạch
định….
Để thực hiện được mục tiêu này nhiều đại biểu
cho rằng phải có một cơ chế ràng buộc các bên tham gia, gắn trách nhiệm với chức
năng nhiệm vụ của mỗi bên. Trong đó có cơ quan quản lý Nhà nước, Ngành ( Trung
ương và địa phương ) cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các tổ chức xã hội, các tổ chức
dịch vụ kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân…, người hưởng lợi( nông dân
)
(ii) Môi trường
thể chế chính sách và những ảnh hưởng tới hệ thống đổi mới nông nghiệp ở Việt
Các đại biểu
đều thống nhất vai trò của thể chế chính sách ảnh hưởng đến kết quả của đổi mới,
tác động đến tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, nhưng phải là thể chế chính sách
phù hợp, khuyến khích được người lao động theo thể chế của kinh tế thị trường
(iii) Cơ hội tiềm năng và các cản trở chính của
hệ thống thể chế chính sách trong việc thực hiện chương trình tại Việt nam
Các đại biểu đã khẳng định có nhiều cơ hội tiếm
năng ( về yêu cầu của đổimới, con người, sự phối hợp của nhiều chương trình
khác ) và có không ít cản trở cần phải khắc phục ( phối hợp, phân công, phân cấp,
chức năng nhiệm vụ của các bên tham gia, nguồn tài chính, năng lực của cán bộ….)
Chủ tịch VNCOLD trao đổi ý
kiến với các chuyên gia
tại RIU DFID (trái) và các
đại biểu thảo luận tại buổi toạ đàm (phải)
Kết quả của
cuộc tọa đàm này sẽ giúp cho DFID, chương trình
RIU định hướng và tập trung vào các chương trình hỗ trợ cụ thể phù hợp với
hệ thống chính sách hiện nay, thực hiện các mục tiêu phát triển và chiến lược
đã được hoạch định của Việt nam đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư của nguồn tài
chính được tài trợ./.
Nguyễn Xuân Tiệp, www.vncold.vn