Hội thảo Việt Nam – New Zealand: “Ảnh hưởng của động đất đến công trình xây dựng" đã thành công![10/10/08]

09/10/2008 21:43

30

Hội thảo Việt NamNew Zealand

“Ảnh hưởng của động đất đến công trình xây dựng (Seismic Impact on Engineering Constructions)đã thành công!

 

Như tin đã đưa (/Web/Content.aspx?distid=1584), Hội thảo Việt NamNew ZealandẢnh hưởng của động đất đến công trình xây dựng (Seismic Impact on Engineering Constructions” đã được

-          Hội Đập lớn Việt Nam (VNCOLD),

-          Đại học Thủy lợi (WRU),

-          Hội Đập lớn New Zealand (NZSOLD)

-          Viện Khoa học Địa chất và Hạt nhân (Institute of Geological and Nuclear Sciences -  GNS (Science)),

-          Hãng tư vấn Damwatch (Damwatch Services Ltd.)

phối hợp tổ chức ngày thứ ba 7/10/2008 tại Đại học Thủy lợi, Hội trường 223, số 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

Gần 70 đại biểu, ngoài các thuyết trình viên của GNS (Science),  Damwatch, Viện Vật lý Địa cầu (IGP – thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) còn có lãnh đạo WRU, Tổng hội Xây dựng VN, VNCOLD cùng  đông đảo các chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý, các giảng viên đại học về những chuyên ngành xây dựng, thủy lợi, thủy điện, địa kỹ thuật,…tham dự. Các thuyết trình viên New Zealand, đều là các chuyên gia quốc tế rất nhiều kinh nghiệm, đã rất cố gắng thu xếp công việc, chuẩn bị nội dung báo cáo, vượt qua chặng đường dài để đến Hội thảo.  

 

Đây là Hội thảo quốc tế đầu tiên về ảnh hưởng động đất đến công trình xây dựng ở Việt Nam.

 

Các báo cáo tại Hội thảo đã tập trung giới thiệu các vấn đề về động đất đối với đập ở Việt Nam và New Zealand: tổng quan và các trường hợp điển hình về đập và động đất ở New Zealand, cách tiếp cận khi khảo cứu về động đất đối với  đập ở New Zealand, tiêu chuẩn thiết kế động đất  và khoanh tiểu vùng địa chấn cho đập thủy điện Sơn La, , đánh giá độ lắc do động đất, đánh giá chuyển dịch đứt gãy của nền, v.v... (tóm tắt nội dung đã được đăng tại các trang /Web/Content.aspx?distid=1585  /En/Web/Content.aspx?distid=472 ).

 

Nghiên cứu, tính toán động đất trong công trình đập là

-          quan trọng vì thảm họa động đất đe dọa lớn cho an toàn công trình;

-          phức tạp vì những yếu tố tức thời và chưa thể dự báo chuẩn xác;

-          nhạy cảm vì những trận động đất lớn gần đây gây tổn thất lớn tạo nên mối lo lắng, thậm chí sợ hãi, rất sâu sắc trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ mặc dù  rất cần được nghiên cứu vì chúng ta đang triển khai hàng loạt những công trình hạ tầng lớn, trong đó có những đập cao. Tại Hội thảo, các đại biểu tranh luận sôi nổi các vấn đề đang “nổi cộm” trong nghiên cứu động đất ở Việt Nam, tìm hiểu sâu hơn về ứng dụng kháng chấn cho đập ở New Zealand và các vấn đề khác.

Hội thảo tuy đã kết thúc nhưng các vấn đề tranh luận vẫn chưa đến hồi kết.

TS. Trịnh Minh Thụ, Phó Hiệu trưởng WRU, đọc lời chào mừng Hội thảo

Các vị đại biểu chăm chú theo dõi nội dung các báo cáo

 

Toàn văn các báo cáo với các slides sẽ lần lượt được đăng trên www.vncold.vn .

Các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam và bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với các chuyên gia New Zealand để trao đổi ý kiến, đặt quan hệ hợp tác,… theo các địa chỉ e-mail và website ghi trên các báo cáo và slides đã được đăng trên www.vncold.vn, chẳng hạn như có thể liên hệ với TS. N.Trustrum:

Dr. Noel Trustrum,

GNS Science, PO Box 30-368, Lower Hutt, New Zealand

www.gns.cri.nz

www.damtwach.co.nz

Mời xem thêm trong phần tiếng Anh www.vncold.vn/En/Web/Content.aspx?distid=475

(phóng viên www.vncold.vn)