Sổ tay An toàn đập - Chương 1.[02/10/14]

01/10/2014 12:44

13

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU SỔ TAY AN TOÀN ĐẬP

Tính  đến  nay,    nước  ta    5579  hồ  chứa  thuộc  địa  bàn  của  45/64  tỉnh  thành, trong đó, có gần 100 hồ  chứa nước lớn có dung tích trên 10 triệu m3 , hơn 567 hồ  có dung tích từ  1÷10 triệu m3, còn lại là các hồ  nhỏ. Tổng dung tích trữ  nước của các hồlà 35,8 tỷ  m3, trong đó có 26 hồ  chứa thủy điện lớn có dung tích là 27 tỷ  m3 nước còn lại là các hồ  có nhiệm vụ  tưới là chính với tổng dung tích là 8,8 tỷ  m3 nước đảm bảo tưới cho 80 vạn ha.*

Các công trình hồ  đập  được  đầu    với các nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp tư  nhân, các nông trường, hợp tác xã, trong  đó,  nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là chủ  yếu. Việc xây dựng nhiều hồ  chứa  đã  góp phần rất lớn vào phát triển sản xuất nông nghiệp, phát điện,  chống lũ, cấp nước sinh hoạt và bảo vệ  môi trường. Tuy nhiên hồ  chứa cũng gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội. Những tồn tại trong thiết kế, thi công và quản lý hồ  chứa cũng như  những biến đổi bất thường về  khí hậu làm cho các tác  động xấu  này trầm trọng thêm,  đặc biệt có thể  dẫn đến nguy cơ làm mất an toàn, làm vỡ  đập và gây ra thảm họa cho khu vực hạ  du. Mối nguy tiềm ẩn này luôn hiện hữu    các đập. Những tồn tại này phần lớn nằm ở  các hồ loại vừa và nhỏ, vì loại công trình này có tiêu chuẩn thiết kế  (về  lũ cũng như  an toàn công trình) thấp hơn, đặc biệt đối với các hồ  đập được xây dựng trong những năm 70, 80 của thế  kỷ  trước mà hầu hết đập dâng của các hồ  chứa này được xây dựng bằng vật liệu địa phương (đập đất, đá).

Về  mặt đầu tư, do thiếu kinh phí xây dựng nên các hạng mục công trình không được đầu tư xây dựng đầy đủ  và có độ  kiên cố  cần thiết. Một số  hồ  chứa tràn xả  lũ không  đủ  năng  lực  xả,  không  được  xây  dựng  một  cách  chắc  chắn.  Một  số  đập  mái thượng lưu không được gia cố. Nhiều hồ  chứa không có đường quản lý, gây khó khăn cho công tác quản lý và  ứng cứu khi hồ  có sự  cố. Trường hợp này xẩy ra phổ  biến  ở các hồ loại vừa và nhỏ.

Về mặt khảo sát thiết kế, việc hạn chế các tài liệu về  khí tượng thủy văn, địa hình địa chất cũng như các phương pháp tính toán dẫn đến việc các hồ  sơ thiết kế  không sát với thực tế, chưa đảm bảo mức độ  an toàn đặc biệt là những hồ  nhỏ. Tiêu chuẩn lũ áp dụng cho thiết kế  hồ  chứa  được lựa chọn chủ  yếu căn cứ  vào quy mô đặc điểm của công trình mà chưa xem xét đến đặc điểm khu vực hạ du đập.

Về mặt thi công, do thiết bị thi công thiếu, kỹ thuật thi công lạc hậu, ở các hồ nhỏ đập  được  thi  công  bằng  thủ  công  dẫn  đến  chất  lượng  thi  công  không  bảo  đảm.  Rất nhiều đập bị  thấm do vật liệu không đảm bảo chất lượng; nền đập không được xử  lý đến nới đến chốn; kỹ thuật đắp không đạt yêu cầu…

Mời download Chương 1.

(Ban Biên tập vncold.vn sẽ lần lượt đăng tải 10 chương, 01 phụ lục của Sổ tay vào chuyên mục này, mời bạn đọc đón xem)