Sổ tay An toàn đập - Chương 4.[14/10/14]

10/10/2014 11:10

14

CHƯƠNG IV

THIẾT KẾ AN TOÀN ĐẬP

4.1  PHẦN CHUNG

4.1.1  Nội dung an toàn trong công tác xây dựng đập

Nội dung an toàn trong công tác xây dựng đập được quy định tại chương II Nghị định về  “Quản lý an toàn đập” số  72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 [PL7-5]. Tại văn bản này quy định công tác xây dựng đập bao gồm các công đoạn: khảo sát, thiết kế, thi công đập. Khi thực hiện các công đoạn xây dựng đập “phải tuân thủ  các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, các quy định về  quản lý chất lượng và các  quy định của pháp luật khác liên quan”, điều 5 [PL7-5]. Đồng thời “phải” đáp  ứng yêu cầu về  quản lý an toàn đối với thiết kế xây dựng đập, điều 6 [PL7-5].

Trong Sổ  tay An toàn đập, nội dung An toàn trong công tác xây d ựng đập được trình  bày  trong  hai  chươn g:  Chương  4:  “Thiết  kế  An  toán  đập”    Chương  5:  “Thi công đảm bảo An toàn đập”.

Hiện nay đã có rất nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn và sách vở, sổ  tay, tài liệu liên quan đến việc thiết kế  và thi công đập, người đọc có thể  tiếp cận dễ  dàng. Do vậy, Sổ tay này  chỉ  đề  cập và nhấn mạnh một số  nội dung quan trọng và thiết yếu liên quan trực tiếp đến an toàn đập, kết hợp một số  kinh nghiệm rút ra qua việc thực hiện an toàn đập của dự án VWRAP.

4.1.2  Thuật ngữ “ Đập”

Thuật ngữ “Đập” ở đây được hiểu rộng hơn khái niệm  thường dùng, nó là “Công trình  làm  nhiệm  vụ ngăn nước và  các công  trình  liên quan tạo hồ chứa  (theo  điều 2[PL7-5]), hay nói cách  khác đập là tổ  hợp các hạng mục xây dựng nằm trong tuyến ngăn nước, trực tiếp chịu áp lực của nước (bao gồm đập chắn, đập tràn xả  lũ, cống lấy nước, xả nước, đường ống áp lực trong đập, v.v).

4.1.3  Một số đặc thù chung của đập và công trình thủy lợi

Việc khảo sát, thiết kế, thi công đập phải tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định hiện hành về quản lý chất lượng xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan (điều 5 [PL7-5]). Tuy nhiên, cần nhận thức tính khác biệt khá lớn giữa công trình thủy lợi và các loại hình công trình xây dựng khác (công trình dân dụng, đô thị, công nghiệp, giao thông …) để có giải pháp xử lý, điều chỉnh thích hợp.

4.1.3.1  Các đặc thù của công trình thủy lợi có thể kể đến như sau:

1) Đập là công trình chịu áp lực ngang rất lớn, chủ  yếu là áp lực nước và áp lực đất. Áp lực ngang của nước là nguyên nhân gây lật trượt, tạo ra dòng thấm ở  thân, nền và vai công trình. Áp lực ngang và sự  hoạt động của dòng thấm là những nhân tố  ảnh hưởng rất lớn đến an toàn đập và việc khắc phục chúng là một việc rất khó khăn phức tạp.

2) Là tổ  hợp của nhiều hạng  mục xây dựng cấu tạo từ  những  vật liệu rất  khác nhau (đất đá đắp, cát sỏi, bê tông các loại, ...) với khối lượng sử  dụng có khi lên đến vài triệu mét khối lại phân bố  trên một mặt bằng rộng lớn có địa hình, địa chất khác nhau; phải thi công nhiều năm trong điều kiện sông nước, mưa lũ, ... nên tạo được mộtsản phẩn xây dựng thủy lợi hoàn chỉnh luôn là thách thức thường xuyên đối với những người thực hiện. Có thể  nói chính xác rằng mỗi công trình thủy lợi là một sản phẩm cá biệt, không công trình nào giống công trình nào, đòi hỏi sự  hòa hợp với môi trường, thủy thế tự nhiên là yếu tố giúp chúng tồn tại bền vững và tạo nên sự  khác biệt của mỗi đối tượng xây dựng thủy lợi.

3) Tính bền vững, an toàn của công trình phụ  thuộc rất lớn vào số  lượng, chất lượng điều tra, khảo sát, phương pháp tiến hành, của các tài liệu  cơ bản (các thông tin liên quan đến địa chất công trình, chế  độ  khí tượng, thủy văn, ...) dùng làm “đầu vào” cho công tác thiết kế. Nhìn chung, số  lượng, chất lượng tài liệu cơ bản luôn không đáp ứng yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn. Để  xử  lý được các thiếu hụt này luôn đòi hỏi người thiết kế  phải biết vận dụng một cách thận trọng và sáng tạo, phải sử  dụng nhiều phép thử, nhiều phương pháp để kiểm tra độ tin cậy của đồ án.

4) Hệ  thống tiêu chuẩn xây dựng thủy lợi tuy có số  lượng  tương đối đầy đủ  vàcũng  đã được cập nhật, thay thế, song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hệ  thống này cũng chỉ  mới bao quát được những nội dung cần thiết nhất. Vì vậy đòi hỏi người thiết kế  phải  nắm bắt  được những tác nhân có thể  gây ra mất an toàn cho công trình, qua đó đề  xuất được các nghiên cứu chuyên ngành, khảo sát thí nghiệm đo đạc tại hiện trường và trong phòng thích hợp… nhằm nâng cao độ tin cậy cho đồ án.   Với các đặc thù nêu trên thì có khá nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt là lũ dẫn đến mất an toàn đập. Cách khắc phục hữu hiệu nhất là tuân thủ  nghiêm túc nội dung, thành phần công việc trong mỗi công đoạn khảo sát, thiết kế, xây dựng. Ngoải ra, cập nhật thông tin, bổ  sung tiêu chuẩn, định kỳ  nâng cấp công nghệ  cần phải xem là một nhiệm vụ bắt buộc của các tổ chức Tư Vấn.

Mời download Chương 4.

(Ban Biên tập vncold.vn sẽ lần lượt đăng tải 10 chương, 01 phụ lục của Sổ tay vào chuyên mục này, mời bạn đọc đón xem)

du học anh quốc