Tổng quan: Hệ thống Điều ước quốc tế liên quan đến quản trị nguồn nước và những vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế.[03/08/15]

03/08/2015 09:18

11

 

TỔNG QUAN

HỆ THỐNG ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN

ĐẾN QUẢN TRỊ NGUỒN NƯỚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế

Bộ Ngoại giao

 

…Nước là nguồn tài nguyên vô cùng cần thiết cho phát triển kinh tế, xã hội và là một thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái. Nhưng thực tế, nước đang cạn kiệt dần, trong khi dân số thế giới ngày càng tăng. Một yếu tố quan trọng khác nữa là hầu hết các nguồn nước ngọt trên thế giới được chia sẻ bởi hai hay nhiều quốc gia. Chẳng hạn, mỗi nước châu Phi được cho là chia sẻ nguồn nước ngọt với ít nhất một nước khác, và rất nhiều nước chia sẻ nguồn nước với nhiều quốc gia khác

…Theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hệ thống điều ước quốc tế về nguồn nước quốc tế đã ghi nhận có khoảng 400 điều ước về nước đã được thông qua kể từ năm 1820 và hệ thống điều ước ở mỗi khu vực lại có sự khác nhau Như tại Châu Phi có 59 lưu vực sông, nhưng chỉ có 19 sông việc quản lý được điều chỉnh bằng các điều ước quốc tế. Châu Á có 57 lưu vực sông xuyên biên giới với 25 lưu vực sông được điều chỉnh theo điều ước quốc tế, trong đó có Hiệp định hợp tác phát triển lưu vực sông Mê Công năm 1995 mà Việt Nam là thành viên. Châu Âu có 64 lưu vực sông xuyên biên giới trong đó 45 lưu vực sông được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế. Ngoài ra, hầu hết các quốc gia Châu Âu đều có nghĩa vụ thực hiện hai văn kiện khu vực có liên quan là Chỉ thị Khung về nước tại Châu Âu và Công ước Helsinki năm 1992 về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế. Tại Bắc Mỹ có 41 lưu vực sông xuyên biên giới với 32 sông được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế. Nam Mỹ có 38 lưu vực sông quốc tế trong đó 23 sông được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế..

   

Mời download & xem file đính kèm.