» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81583930

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Hà Nội bao giờ là Thành phố sống tốt?[22/04/12]
Sống tốt (livability) (còn gọi là an sinh) là xu hướng quản lý và phát triển đô thị nổi lên mạnh mẽ trên thế giới trong lúc giao thời giữa hai thế kỷ và đang ngày càng lan rộng. Đó cũng là một trong bốn độ đo (dimensions) của Chiến lược phát triển đô thị bền vững được Ngân hàng Thế giới hậu thuẫn.

Hà Nội bao giờ là Thành phố sống tốt?

 

TS Phạm Sỹ Liêm

Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

 

Sống tốt
(livability) (còn gọi là an sinh) là xu hướng quản lý và phát triển đô thị nổi lên mạnh mẽ trên thế giới trong lúc giao thời giữa hai thế kỷ và đang ngày càng lan rộng. Đó cũng là một trong bốn độ đo (dimensions) của Chiến lược phát triển đô thị bền vững được Ngân hàng Thế giới hậu thuẫn.

Bài này xin nêu một số ý kiến vế việc vận dụng các khái niệm còn mới mẻ về cộng đồng sống tốt (Livable Communities) và đô thị sống tốt (Livable Cities) vào quản lý và phát triển Thành phố Hà Nội.

Sống tốt là nội dung quan trọng của quản lý và phát triển đô thị hiện đại

Nói chung, bất cứ đô thị hiện đại nào đều theo đuổi mục tiêu là thúc đẩy kinh tế phồn vinh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để đạt tới phồn vinh thì đô thị phải có năng lực cạnh tranh giỏi, còn để có cuộc sống thoải mái thì phải xây dựng đô thị sống tốt. Thực ra hai mặt này có quan hệ qua lại khăng khít: có cạnh tranh giỏi thì mới có cơ sở kinh tế cho đô thị sống tốt và ngược lại, đô thị sống tốt làm tăng năng lực cạnh tranh của đô thị. Cạnh tranh giỏi và sống tốt đều là mục tiêu chủ yếu của quản lý và phát triển đô thị hiện đại. Riêng bài viết này bàn về chủ đề đô thị sống tốt.

 Khi loài người tiến vào thế kỷ 20, động lực phát triển đô thị lúc ấy là  sản xuất công nghiệp dựa trên cơ khí hóa và điện khí hóa, giao thông đô thị chuyển từ xe ngựa sang ô tô. Các đô thị phát triển mạnh mẽ, nhưng các căn bệnh của đô thị như môi trường ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn, khu ngèo lan rộng, tội phạm tăng, con người xa cách nhau v.v. cũng dần dần bộc lộ. Từ thập kỷ 60 thế kỷ trước, nhiều học giả đã nhận ra và phân tích chúng, mà tiêu biểu là bà Jane Jacobs, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cái chết và cuộc sống của các đô thị lớn nước Mỹ”(1961). Họ cho rằng nguyên nhân chính của các bệnh đô thị là do chỉ đua nhau phát triển đô thị về mặt vật chất và kinh tế mà coi nhẹ yếu tố con người. Cho nên họ kêu gọi phải phát triển đô thị nhân văn, lấy con người làm trung tâm; phải coi trọng nhu cầu tinh thần và tầm vóc con người, tạo ra không gian sống tốt, môi trường thuận lợi cho việc đi bộ, địa điểm hấp dẫn, đa dạng và giàu tình người, tôn trọng sự hài hòa giữa công trình nhân tạo với thiên nhiên, đề cao các giá trị văn hóa, gìn giữ các công trình, đường phố và khu phố là di sản lịch sử.

Năm 1996, cơ quan Habitat của Liên Hiệp Quốc tổ chức Đại hội toàn cầu lần thứ hai về chỗ ở của con người, chính thức đưa ra khái niệm về cộng đồng sống tốt và đô thị sống tốt. Các khái niệm đó hiện nay vẫn còn đang được tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa hơn nữa.

Cộng đồng sống tốt nói chung dựa trên 10 thành tố quan trọng nhất sau đây:

1/ Khu vực công cộng thuận tiện cho việc đi bộ;

2/ Giao thông cơ giới ít, tốc độ thấp, không tắc nghẽn;

3/ Nhà ở tiện nghi, rẻ, vị trí tốt;

4/ Trường học, cửa hàng và công trình dịch vụ thuận lợi;

5/ Có vườn hoa và khoảng trống thuận tiện;

6/ Môi trường thiên nhiên trong lành;

7/ Cảnh quan khu vực phong phú, ngăn nắp;

8/ Cộng đồng tạo cho mọi người cảm nhận an toàn;

9/ Có bản sắc riêng về sinh thái, văn hóa và lịch sử;

10/ Có điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ và giao tiếp.

Cộng đồng sống tốt phải tạo được bản sắc cộng đồng (character) khiến người dân có cảm nhận quy thuộc (sense of belonging), cảm nhận nơi chốn (sense of place). Trong các tiêu chí đánh giá cộng đồng sống tốt thì Hà Nội có ưu điểm là nhiều cây xanh và mặt nước, có bản sắc văn hóa và lịch sử, tạo ra sức hấp dẫn đặc thù.

Đô thị sống tốt có liên quan đến rất nhiều thành tố, đô thị càng lớn thì các thành tố đó càng phức tạp, nhưng nói chung là môi trường sinh thái tốt, các di sản văn hóa và lịch sử được bảo tồn, dịch vụ công cộng đô thị được cung ứng đầy đủ, phúc lợi của người dân được chăm lo, việc làm dồi dào, an toàn và an ninh công cộng được bảo đảm, cộng đồng được tham gia có hiệu quả vào quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị.

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà khía cạnh này hay khía cạnh khác được nhấn mạnh hơn. Chẳng hạn ở Hoa Kỳ thì các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá đô thị sống tốt là có đầy đủ cơ hội tìm được việc làm, giáo dục phát triển, giao thông thuận tiện và có phong cảnh đẹp. Các phương tiện truyền thông nước Anh khi bình chọn và xếp hạng đô thị sống tốt trên thế giới lại không xem xét các yếu tố kinh tế mà chỉ chú trọng đến mức độ an toàn và lành mạnh của đô thị, đến văn hóa, giáo dục và môi trường, đến kết cấu hạ tầng của đô thị. Còn báo chí nước Đức khi bình chọn đô thị sống tốt của nước mình thì yêu cầu trình độ giáo dục phải tương đối cao, đường phố an toàn, có đầy đủ cơ hội tìm được việc làm, người dân chung sống hài hòa, có không gian phong phú cho nghệ thuật và nghỉ ngơi thư giãn... Trong một hội thảo năm 2006 của Hiệp hội khoa học Trung Quốc về chủ đề “Môi trường cư trú và đô thị sống tốt”, Hội khoa học đô thị Trung Quốc đưa ra hệ thống 6 nhóm chỉ tiêu lớn để đánh giá đô thị sống tốt, bao gồm: 1/ mức độ văn minh xã hội; 2/ mức độ phồn vinh kinh tế; 3/ mức độ tốt đẹp của môi trường; 4/ mức độ chịu tải của tài nguyên; 5/ mức độ tiện nghi của cuộc sống; và 6/ mức độ an ninh công cộng. Gần đây nhất, năm 2011 tổ chức EIU (Economist Intelligence Unit) của tạp chí The Economist (Anh) xếp hạng sống tốt cho 140 đô thị các nước theo 5 nhóm tiêu chí về Tính ổn định (Stability) (có liên quan đến tội phạm và khủng bố), Y tế, Văn hóa và môi trường, Giáo dục và Hạ tầng. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng có mặt trong danh sách xếp hạng,  tuy thuộc thứ hạng thấp nhưng không vào tốp 10 cuối bảng! ( Chú: Xếp hạng của EIU chỉ cho kết quả tương đối thôi, chẳng hạn EIU đánh giá Bắc Kinh là thành phố sống tốt hàng đầu của Trung Quốc thế nhưng Viện Năng lực cạnh tranh đô thị đóng tại Hồng Công lại xếp Thanh Đảo vào vị trí ấy!).

Tóm lại, đô thị sống tốt là quan điểm đô thị học mới, là mục tiêu phát triển và quản lý đô thị, và là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp chất lượng của đô thị trong thời đại hiện nay.

Xây dựng cộng đồng sống tốt tại thành phố Hà Nội

Gắn với truyền thống làng xã Việt Nam, từ xưa người dân Hà Nội đã quan tâm xây dựng cộng đồng, như phố gắn với phường, tức là với làng nghề, sống với tình làng nghĩa xóm tắt lửa tối đèn có nhau, coi trọng  cây xanh và mặt nước, giữ gìn và tôn tạo đền chùa miếu mạo, đoàn kết chống chọi thiên tai, địch họa…Người Hà Nội dù thuộc tầng lớp nào cũng sống có văn hóa, có lòng tự trọng cao, ứng xử lịch thiệp nhẹ nhàng theo nếp sống nổi tiếng của người Tràng An. Tình cảm cộng đồng càng thể hiện mạnh mẽ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, khách từ xa đến đều cảm nhận được thái độ thân thiện của người Hà Nội.

Là Thủ đô có lịch sử nghìn năm, Hà Nôi có nhiều di sản lịch sử, văn hóa và cảnh quan ở tầm quốc gia như Hoàng Thành, Văn Miếu, Đền Trấn Vũ, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, khu phố cổ và  khu Ba Đình, là khu phố Tây vốn dĩ đã là nơi sống tốt (cho các thực dân) được xây dựng theo mô hình đô thị truyền thống của nước Pháp…, tạo nên bản sắc Thăng Long-Hà Nội.

Tuy vậy, các thành tố tích cực nói trên bây giờ đã bị suy giảm và phai nhạt đi nhiều, mặt khác nhiều tiêu cực mới lại nảy sinh như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và sự thờ ơ xa cách, nhiều khi tàn nhẫn trong quan hệ con người. Tình trạng tham nhũng cũng góp phần làm xói mòn đáng kể cái vốn xã hội mà người Tràng An đã tích lũy được. Vì vậy đã đến lúc người Hà Nội và bộ phận tinh hoa của họ cần nhận thức rõ các hiểm họa để cùng chung sức khôi phục và phát triển cộng đồng sống tốt. Đây là việc khó nhưng rất cấp bách, nhất là trong bối cảnh người nhập cư ngày càng nhiều.

Trong điều kiện cụ thể của Hà Nội, thiết nghĩ mỗi phường nên xây dựng thành cộng đồng sống tốt vì có quy mô thích hợp, có sẵn bộ máy chính quyền và đoàn thể, lại đang triển khai phong trào phường văn hóa. Chỉ cần chúng ta quyết tâm gột bỏ lề lối quan liêu, chuộng hình thức, “đánh trống bỏ dùi” mà coi trọng phát huy dân chủ, thi hành thực sự quy chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân tham gia vào việc đề ra chương trình và kế hoạch rất cụ thể phù hợp với đặc thù của phường mình thì chắc hẳn sẽ phát động được phong trào xây dựng cộng đồng sống tốt. Các phường đông người nghèo, hạ tầng kinh tế và xã hội còn thiếu thốn cần được chính quyền thành phố trợ giúp về tài chính để cải thiện cơ sở vật chất của phường theo phương thức nâng cấp đô thị mà Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã tài trợ thực hiện có hiệu quả tại TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng và Nam Định. Các tiểu khu nhà ở cũ vốn được quy hoạch theo trường phái Xô viết, không có phố và cũng không có giao thông đô thị đi ngang qua, nay cần được cải tạo theo hướng cộng đồng sống tốt. Tại các khu đô thị mới đa chức năng, cần hình thành mạng đường ô cờ với đường phố chính rộng rãi và các đường phố nhánh có giao thông chậm hơn. Các khu này đều phải có công viên, vườn hoa và sân chơi thiếu nhi. Cần quan tâm lối đi cho người tàn tật, mạng nhà vệ sinh công cộng, thùng đựng rác, nơi dừng chân nghỉ tạm cho người đi đường. Nên khuyến khích xây dựng vườn trên mái các chung cư cao tầng để làm không gian xanh cho người dân  chung cư có nơi thư dãn, thêm cơ hội giao tiếp, và vườn trường cho học sinh chăm sóc để học quý trọng sự sống, quý trọng thiên nhiên, gột bỏ tính  tàn nhẫn, theo kinh nghiệm của nhà sư phạm Nga nổi tiếng Makarenko.

Xây dựng thành phố Hà Nội sống tốt

Hiển nhiên thành phố Hà Nội sống tốt phải có các cộng đồng sống tốt, nhưng như thế vẫn chưa đủ, vì rằng có nhiều thành tố của đô thị sống tốt phải được phát triển ở cấp thành phố.

Như trên đã nói, mục tiêu sống tốt phải phù hợp với đặc thù và trình độ phát triển của mỗi đô thị. Muốn xây dựng thành phố Hà Nội sống tốt thì trước tiên phải xây dựng mục tiêu sống tốt cho thành phố trong khoảng 20 năm tới, rồi căn cứ vào đó mà đánh giá hiện trạng, xây dựng tiêu chí cần đạt tới trong từng giai đoạn 5 năm. Thực ra, một số nội dung thành phố sống tốt đã có trong dự thảo Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 của Thành phố như tăng trưởng GDP, phát triển hệ thống hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hóa, nhà ở…, nay chỉ cần bổ sung thêm cho hoàn chỉnh mà thôi. Ngoài ra, các vấn đề giao thông đô thị, không gian công cộng và nghỉ ngơi thư giãn, tiết kiệm đất, nước và năng lượng, cải tạo khu vực trung tâm thương mại (CBD) và các đường phố, tôn tạo cảnh quan sông hồ, bảo đảm vệ sinh công cộng, bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử, lễ hội truyền thống, đấu tranh chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, triển khai nông nghiệp đô thị... đều là những chủ đề rộng lớn cần đến sự tham gia đóng góp ý tưởng của các chuyên gia và toàn thể nhân dân. Chủ trương đưa một số trường đại học và bệnh viện lớn ra khỏi nội thành nên được thực hiện trong chương trình xây dựng thành phố sống tốt. Ngoài ra, sông Hồng, Hồ Tây và vùng núi Ba Vì là tài sản quý của Hà Nội, việc phát triển và quản lý các khu vực này phải là nội dung quan trọng trong chương trình xây dựng thành phố Hà Nội sống tốt.

Tổ chức thực hiện

Ngày 2/6/1992 Hội đồng Thị chính Vancouver quyết định lập ra quy hoạch chiến lược phát triển thành phố với trọng tâm là xây dựng cộng đồng có bản sắc, gọi là “City Plan”,và kêu gọi sự tham gia của công chúng. Sau ba năm chuẩn bị, tháng 6 năm 1995, City Plan mới được thông qua và đem ra thực thi trong thời hạn 30 năm.

London năm 2004 đã công bố Quy hoạch London mà cốt lõi là “đô thị sống tốt” với nhiều quy định cụ thể, trong đó có quy định rằng không được vì tăng trưởng kinh tế mà xâm phạm đến các không gian mở hiện có của thành phố. Cộng đồng sống tốt thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ, nên Tổng thống B. Clinton năm 1999 lập ra Văn phòng Cộng đồng sống tốt (Community Livability Office). Từ đó nhiều thành phố Hoa kỳ đã xây dựng và thực hiện chương trình đô thị sống tốt.

Năm 2005, Bắc Kinh thông qua quy hoạch phát triển tổng thể cho thời kỳ 2004-2020, lần đầu tiên đưa đô thị sống tốt vào mục tiêu của quy hoạch phát triển và nêu lên những ý tưởng cụ thể để thực hiện. Thời kỳ 15 năm chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đến năm 2008 làm công tác chuẩn bị và đưa khái niệm đô thị sống tốt đi vào lòng người; giai đoạn 2 đặt trọng điểm vào bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp; giai đoạn 3 triển khai toàn diện và hài hòa trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh thái tự nhiên.. Khi Quốc vụ viện phê chuẩn quy hoạch của Bắc kinh thì cũng là lần đầu tiên trong văn kiện của chính phủ dùng cụm từ đô thị sống tốt. Những năm sau đó nhiều đô thị Trung Quốc cũng đưa đô thị sống tốt vào mục tiêu phát triển.

Malaysia đưa phát triển “đô thị sống tốt sinh động” (vibrant livable cities) và “đường phố và cộng đồng an toàn hơn” thành những chủ đề quan trọng trong Kế hoạch Malaysia thứ mười (2011- 2015).

Rất tiếc là ở nước ta, chưa có một văn bản chính thức nào của cơ quan nhà nước đề cập tới “cộng đồng sống tốt” hay “đô thị sống tốt”.

Hà Nội đã bước qua tuổi nghìn năm, sống tốt hẳn là một trong các chủ đề trung tâm của giai đoạn phát triển hướng tới bền vững này. Vấn đề năng lực cạnh tranh đô thị cũng nên sớm được thảo luận.

 Vì vậy, trước tiên, đề nghị nhanh chóng bổ sung chủ trương xây dựng thành phố sống tốt vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã  hội 10 năm (2011-2020) của thành phố. Tiếp theo đó là thành lập Ủy ban đô thị sống tốt gồm một số đại biểu HĐND và các chuyên gia, với Văn phòng đô thị sống tốt của UBND Thành phố làm thường trực, để soạn thảo Chương trình xây dựng đô thị sống tốt đến năm 2030 theo phương thức từ dưới lên, thu hút sự tham gia rộng rãi và thiết thực của các chuyên gia, cộng đồng và các tổ chức xã hội. Trong quá trình thực hiện Chương trình, Ủy ban đô thị sống tốt làm nhiệm vụ giám sát và đánh giá, giúp UBND Thành phố bình tuyển cộng đồng sống tốt, phát hiện kịp thời các thiếu sót để chấn chỉnh, bổ sung. Ở cấp quốc gia, Bộ Xây dựng giúp Chính phủ tổ chức và chỉ đạo Chương trình quốc gia về đô thị sống tốt.

Cuối cùng, xin nhắc lại là cần có “trị lý tốt” (good governance) và “ngân sách vững mạnh” (bankability) để làm “đầu vào” cho hai “đầu ra” là “sống tốt” và “năng lực cạnh tranh giỏi”, hình thành 4 độ đo của Chiến lược phát triển đô thị bền vững.

Một số gợi mở nhỏ

Để sống tốt, các khu đô thị trước hết phải đa chức năng. Các chuyên gia đến từ Harvard cho rằng, các đường phố của Hà Nội có biểu hiện đa chức năng rất rõ nét với dãy nhà liền kề có cửa hàng, cửa hiệu và văn phòng ở tầng dưới và nhà ở tại tầng trên. Không gian đường phố ấy là cái mà phương Tây muốn hướng đến vì cho phép sống, làm việc, mua sắm và giải trí tại cùng một khu vực trong tầm đi bộ, giảm cường độ giao thông đô thị.

Khu thương mại trung tâm (CBD) cạnh Hồ Hoàn Kiếm được người Pháp xây dựng rất đẹp, nay đang hiện đại hóa khá thành công, nhưng nên tránh xóa sổ phố phường truyền thống. Phố Tràng Tiền có mái hiên rộng rãi, ngay hàng thẳng lối, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cả khi thời tiết xấu. Nay, ngoài việc bổ sung các chậu hoa, phải chăng có thể đặt thêm các tượng đồng không có bệ, cỡ người thật, để tạo cảnh quan. Đây là loại hình nghệ thuật đường phố (Street Art) mà Hà Nội đã nổi tiếng với “con đường gốm sứ”.

Hầu hết các khu đô thị mới cúa Hà Nội chưa đáp ứng được tiêu chuẩn sống tốt. Nên tiếp thu kinh nghiệm của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (TP Hồ Chí Minh) được Bộ Xây dựng công nhận là khu đô thị tiêu biểu. Ở đó, có nhà ở với kiến trúc đa dạng, có đường phố và trung tâm thương mại, rồi lân cận có trường học, bệnh viện, nhà triển lãm hoành tráng, có phong cảnh hữu tình. Tóm lại, người dân chỉ cần đi bộ là giải quyết được các nhu cầu ẩm thực, mua sắm, làm đẹp, học tập, chăm sóc sức khỏe trong môi trường trong lành và an toàn. Đây là cộng đồng mở chứ không phải là “cộng đồng có hàng rào” (Gated community) như khu Ciputra. Nhược điểm của khu đô thị mới này là thiếu loại nhà giá rẻ.

Ngày 18 tháng 3 năm 2012

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o