» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81584218

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Tác động của vùng thủ đổ Hà Nội tới quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh.[29/05/12]
Bắc Ninh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, chủ yếu là nhờ tiếp giáp Thủ đô Hà Nội về phía Đông Bắc. Từ khi tách khỏi tỉnh Hà Bắc năm 1997 và thực hiện đường lối Đổi Mới, Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

TÁC ĐỘNG CỦA VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI TỚI QUY HOẠCH VÙNG TỈNH BẮC NINH

(Hội thảo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh,  5/2012)

                TS Phạm Sỹ Liêm

Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

 

Mở đầu

Bắc Ninh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, chủ yếu là nhờ tiếp giáp Thủ đô Hà Nội về phía Đông Bắc. Từ khi tách khỏi tỉnh Hà Bắc năm 1997 và thực hiện đường lối Đổi Mới, Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được trong hai thập kỷ qua, Bắc Ninh tiến vào thập kỷ mới với quyết tâm trở thành một trung tâm công nghệ và dịch vụ chất lượng cao theo hướng phát triển bền vững và chú trọng chất lượng,hiệu quả.

Bài viết này tập trung phân tích vai trò của Bắc Ninh trong Vùng Thủ đô Hà Nội nhằm góp ý kiến vào việc phát huy lợi thế này trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

 

Sự hình thành và phát triển của Vùng Thủ đô

Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, Thủ đô Hà Nội dẫn đầu phát triển kinh tế miền Bắc nước ta và cùng với các thành phố Hải phòng và Hạ Long hình thành 3 đỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Với tác động lan tỏa ngày càng mạnh mẽ và mở rộng, Hà Nội đã trở thành đô thị hạt nhân (core city) trung tâm của vùng đô thị lớn (metropolitan area) Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 2008 và sẽ xem xét điều chỉnh trong năm 2012. Theo quy hoạch này thì từ nay đến 2050, dự kiến tại Vùng Thủ đô sẽ hình thành ba vùng đô thị là vùng đô thị trung tâm, vùng đô thị phụ cận trong bán kính 25-30km và vùng đô thị vệ tinh, trong đó thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn sẽ là các đô thị vệ tinh góp phần đảm bảo cho Vùng Thủ đô phát triển hài hòa.

Để tiện nhận biết vai trò của Vùng tỉnh Bắc Ninh trong Vùng Thủ đô, sau đây xin nhắc lại một số đặc điểm của vùng đô thị lớn.

Mọi người đều biết công nghiệp hóa là động lực cơ bản và phát triển dịch vụ là động lực tiếp theo của đô thị hóa. Khi hình thành vùng đô thị lớn, đô thị hạt nhân trung tâm dần chuyển các nhà máy ra ngoại vi và phát triển mạnh mẽ các loại hình dich vụ, không chỉ phục vụ cho toàn vùng mà còn mở rộng cả ra ngoài vùng, thậm chí cả nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một số đô thị hạt nhân thuộc loại đô thị toàn cầu (global cities) có quan hệ với đô thị các nước khác đôi khi còn chặt chẽ hơn cả với đô thị trong nước (ở nước ta, hiện nay mới có TP Hồ Chí Minh được quốc tế xếp vào loại đô thị toàn cầu, nhưng chắc rằng trong tương lai Hà Nội cũng sẽ thuộc loại này).

Có nhiều hiệu ứng kinh tế tác động đến đô thị hóa, như: 1) tiết kiệm nhờ tụ tập (economies of agglomeration); 2) tiết kiệm nhờ quy mô (economies of scale); và 3) lợi thế vị trí. Cũng chính các hiệu ứng ấy  dẫn đến việc hình thành vùng đô thị lớn và siêu vùng đô thị lớn (megalopolis) một khi đô thị hạt nhân trung tâm tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ tới chừng mực nhất định (1),(2).

Các không gian trong vùng đô thị tương tác với nhau theo ba phương thức: 1) Đối lưu, tức là người và vật tư lưu chuyển qua lại không ngưng nghỉ; 2) Truyền dẫn, tức là các quá trình giao dịch thương mại và tiền tệ diễn ra nhộn nhịp; và 3) Bức xạ, tức là các quá trình trao đổi tri thức, văn hóa, khoa học công nghệ và các loại thông tin tạo ra sự đổi mới thường xuyên. Thế nhưng để phát sinh tương tác thì phải có ba điều kiện là: 1) bổ sung và đáp ứng nhu cầu của nhau; 2) đóng vai trò trung gian giúp các không gian khác tương tác; và 3) có khả năng kết nối tới nhau. Điều kiện sau cùng được thể hiện bằng phương tiện và thời gian kết nối chứ không tính bằng cự ly. Nguyên tắc vận hành của vùng đô thị lớn là liên kết chiều ngang cùng chung lợi ích dựa trên cơ chế thị trường, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, thực hiện cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh, nhưng cần có sự điều hòa phối hợp các dự án phát triển, nhất là về hạ tầng kinh tế và xã hội, xử lý các vấn đề môi trường, chung sức đối phó thiên tai (3).

Không ngoài các quy luật nói trên, ở Hà Nội một mặt các nhà máy được chuyển dần từ nội thành và khu vực ven đô ra các khu công nghiệp ngoại thành hoặc xa hơn, mặt khác nhiều khu công nghiệp mới (và khu đô thị mới) được xây dựng tại các tỉnh bao quanh Hà Nội, với thời gian đi lại làm việc và cung ứng dịch vụ kể từ đô thị hạt nhân không quá một giờ. Như vậy, nếu có hệ thống đường cao tốc hoàn chỉnh thì bán kính vùng có thể tới 100km.

Lợi thế phát triển của Vùng Bắc Ninh

Là bộ phận quan trọng trong Vùng Thủ Đô, những năm gần đây Bắc Ninh đã phát

triển kinh tế với tốc độ cao, mức sống người dân được cải thiện rõ rệt, từ một tỉnh nông nghiệp trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế hiện đại với tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp tương ứng là 65:24:11% vào năm 2010, tham gia nhóm các địa phương có đóng góp ngân sách cho Trung ương. Vậy những nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển đó? Hiển nhiên, lợi thế vị trí có ý nghĩa lớn, nhưng nếu không có nguồn tài nguyên đất đai tương xứng, nguồn nhân lực phù hợp và nhất là không có các chủ trương, chính sách sáng tạo thì lợi thế vị trí cũng không phát huy được hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh như thế. Chắc rằng các nhân tố đó sẽ còn tiếp tục tác động tích cực đến sự phát triển của Bắc Ninh trong giai đoạn sắp tới khi chúng được huy động vào quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Nhân đây xin bàn thêm về bốn nhân tố “vị trí, đất đai, nhân lực và chính sách” trong xây dựng và thực hiện quy hoạch Vùng Bắc Ninh.

Lợi thế vị trí của Bắc Ninh không chỉ vì ở sát gần Hà Nội và trong hai hành lang từ Hà Nội thông ra biển (QL 18) và từ Hà Nội đi Nam Ninh (Quảng Tây), mà còn ở chỗ được kết nối thuận tiện với Hà Nội nhờ một loạt cầu mới xây(Vĩnh Tuy, Thanh Trì) và đang xây (Nhật Tân) vượt qua sông Hồng cùng với đoạn đường cao tốc Hà Nội-Bắc Ninh và đoạn đường bộ Nội Bài-Bắc Ninh. Hành lang Hà Nội-Hạ Long sẽ càng trở nên nhộn nhịp khi đường cao tốc Hà Nội-Hạ Long được xây dựng, còn hành lang Hà Nội-Nam Ninh sẽ dần phát triển thành hành lang kinh tế được giới đầu tư nước ngoài và trong nước quan tâm để đứng chân và hướng vào thị trường Trung Quốc nhằm bán hàng hoặc mua linh kiện, phụ tùng giá rẻ. Còn hành lang Hà Nội-Côn Minh thì không tác động gì mấy đến Bắc Ninh vì chỉ là hành lang giao thông và rất ít tiềm năng trở thành hành lang kinh tế.

Đất đai Bắc Ninh không nhiều, chỉ trên 800km2, có sông Đuống chảy ngang chia Bắc Ninh thành hai khu vực: khu vực Bắc Đuống thuận lợi cho mở mang công nghiệp và khu vực Nam Đuống thích hợp với phát triển nông nghiệp. Mở mang công nghiệp tại Bắc Đuống không chỉ vì nơi đây đất đai ít màu mỡ, nền đất vững chãi, mà còn tận dụng được hệ thống giao thông đối ngoại và các dịch vụ của thành phố Bắc Ninh mà Nam Đuống không có.

Bắc Ninh có nguồn nhân lực chất lượng khá và hệ thống giáo dục đào tạo đáng nể với 11 trường Đại học và 48 cơ sở dạy nghề, trong đó có nhiều trường cao đẳng và trung cấp. Vấn đề là khớp nối tốt chuỗi đào tạo - cung ứng-sử dụng theo cơ chế thị trường lao động và chăm lo chất lượng cuộc sống của người lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Bắc Ninh nhằm tạo lợi thế thu hút vốn đầu tư. Ngoài nhân lực cho nông nghiệp và dịch vụ, kể cả dịch vụ logistic và du lịch, cũng không nên quên nhân lực cho nông nghiệp kỹ thuật cao.

Về chính sách và thể chế, ai cũng rõ tầm quan trọng của chúng nhưng không phải ai cũng hiểu được rằng chính sự sáng tạo (innovation) mới đem lại nhiều thành công. Ở đây, sáng tạo là tìm ra lời giải mới cho những vấn đề đang tồn tại cũng như tạo ra cơ hội cho các hoạt động mới (4). Thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã có nhiều quyết sách đúng đắn và sáng tạo để đưa Bắc Ninh tiến tới, tuy vậy cũng xin nói thêm là sự sáng tạo tại nước đang phát triển như nước ta còn là biết lợi dụng vị thế hậu phát để khai thác kho tàng tri thức thế giới, tận dụng cơ hội, đồng thời hạn chế các bất lợi mà toàn cầu hóa đem lại.

Quy hoạch Vùng Bắc Ninh trong mối quan hệ với Vùng Thủ đô.

Tỉnh Bắc Ninh đã chủ trương rất đúng đắn là lựa chọn mô hình phát triển bền vững “theo chiều sâu”, coi trọng chất lượng, hiệu quả để xây dựng quy hoạch vùng tỉnh.

Có nhiều nguyên lý trong quy hoạch vùng (5), nhưng tôi mong các chuyên gia quy  hoạch hết sức lưu ý đến kinh tế tụ tập (trong đó có kinh tế vận tải), đến vai trò của nông nghiệp và mối quan hệ đô thị - nông thôn, đến vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, nhân họa.

Sự tụ tập các hoạt động của con người vào một khu vực đem lại hiệu quả lớn hơn khi phân tán, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho lan truyền thông tin, tri thức, công nghệ, giảm cự ly vận chuyển vật tư, năng lượng và các chi phí dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và xã hội v.v... Bắc Ninh hiện nay đang có rất nhiều khu công nghiệp phân tán, vì vậy phải chăng nên tái cấu trúc chúng và tập trung vào Bắc Đuống để phát huy tối đa hiệu ứng tụ tập. Bản thân Bắc Ninh khi mức độ công nghiệp hóa, đô thị hóa càng cao thì càng cần nhiều thực phẩm tươi sống, ngoài ra còn cần tận dụng lợi thế vị trí mà cung ứng các thực phẩm đó cho khu vực phía Bắc Hà Nội, vì vậy Bắc Ninh nên xúc tiến phát triển kinh tế trang trại, đi đầu trong việc chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị (3). Định hướng này nên được quán triệt vào quy hoạch phát triển nông nghiệp sạch và nông thôn mới để bảo vệ đất canh tác, tiết kiệm đất ở, đưa thu nhập nông dân sát với mức thu nhập bình quân của dân đô thị.

Trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bắc Ninh nên hết sức chú ý khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Cầu và sông Đuống, chủ động phối hợp với các địa phương thượng nguồn trong quản lý lưu vực các sông này. Cũng rất cần coi trọng quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn, bố trí hợp lý hệ thống nghĩa trang, khuyến khích hỏa táng. Trong quy hoạch vùng, cần có hệ thống phòng dịch cho người và gia súc, nhất là khi muốn phát triển du lịch.

Đối với phát triển hệ thống đô thị, tôi chỉ xin lưu ý mấy điểm sau:

1) Vì thành phố Bắc Ninh sẽ là thành phố loại 1 nên ngay từ bây giờ đã phải quan tâm đến quy hoạch không gian ngầm đô thị;

2) Cần có giải pháp sáng tạo để xóa bỏ tình trạng đô thị hóa tự phát dọc các con đường, chẳng hạn áp dụng các mô hình “tăng trưởng thông minh” (smart growth), “đô thị nén” (compact city);

3) Sử dụng các phương thức và công cụ quản lý hiện đại như quan hệ đối tác công-tư (PPP), phí phát triển (development charges), “thu hồi giá trị” (value capture) v.v. nhằm phát huy vai trò của khu vực tư nhân và huy động các nguồn vốn từ đất đai để phát triển hạ tầng;

4) Các khu đô thị mới phải đa chức năng, có phố phường tạo nhiều việc làm và cung ứng dịch vụ thuận tiện chứ không chỉ là khu nhà ở.

Kết luận

Do thời hạn gấp gáp và khuôn khổ tham luận có hạn nên tôi chỉ có thể đề cập một cách cô đọng và lướt qua đến một vài khía cạnh trong quy hoạch Vùng tỉnh Bắc Ninh để các chuyên gia quy hoạch tham khảo nếu thấy bổ ích. Điều cuối cùng tôi hết sức mong mỏi là chúng ta tránh được các lối mòn và tìm ra được nhiều giải pháp sáng tạo trong quá trình xây dựng quy hoạch rất quan trọng này.

 

Tài liệu tham khảo

1. Gilles Antier (2005). Những chiến lược của các vùng đô thị lớn. Thách thức, quyền lực và quy hoạch. Dương Nguyễn Quốc Vinh dịch từ tiếng Pháp. IMV xuất bản. Hà Nội tháng 4/2010

2. Michael Spence, Patricia Clarke Annez, Robert M. Buckley (2008). Đô thị hóa và Tăng trưởng. WB. Bản tiếng Việt. NXB Dân Trí. Hà Nội /2010.

3. Phạm Sỹ Liêm (2010). Nghiên cứu đô thị. Quy hoạch - Quản lý - Đất đai-Bất động sản và nhà ở. NXB Xây dựng. Hà Nội.

4. The World Bank (2010). Innovation Policy. A guide for Developing Countries. Washington, D.C.

5. Phạm Sỹ Liêm (2011). Mối quan hệ giữa quy hoạch xây dựng với các quy hoạch liên quan. Tham luận Hội thảo “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”. Viện Chiến lược phát triển. Hạ Long. 18/11/2011.

 

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o