Sổ tay An toàn đập - Chương 10 và phục lục.[12/12/14]
12/12/2014 10:00
CHƯƠNG X
KẾ HOẠCH SẴN SÀNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP (EPP)
10.1.1 Khái niệm về EPP
Các hồ chứa nói chung đều đã được thiết kế, vận hành và bảo trì theo các tiêu chuẩn an toàn theo các cấp độ khác nhau như đã trình bày ở các chương trên. Tuy nhiên khi đã nói đến tiêu chuẩn thì phải có sự hài hòa giữa điều kiện kinh tê, kỹ thuật, quy mô, đặc điểm và tầm quan trọng của công trình. Vì vậy, không thể có tiêu chuẩn nào có thể đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình được. Hơn nữa, trong quá trình vận hành khai thác hồ, có những biến cố, rủi ro không thể lường hết được như các hư hỏng, lũ lớn bất thường, động đất, các sai sót trong vận hành, bị phá hoại, vv…dẫn đến các trường hợp khẩn cấp (nguy hiểm). Những trường hợp này cần phải được dự kiến, tiên liệu trước và có kế hoạch cụ thể để đề phòng nhằm tránh, ngăn chặn hoặc hạn chếphát sinh trường hợp khẩn cấp và nếu nó vẫn xẩy ra thì cố gắng giảm thiểu tác hại, thậm chí thảm họa mà nó có thể gây ra cho đập và khu vực hạ du.
Để đáp ứng yêu cầu trên, cần lập và thực hiện Kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp.
Kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (tiếng Anh là Emergency Preparedness Plan - EPP) có thể hiểu như một kế hoạch phòng chống các sự cố của đập và các tác hại do chúng gây ra cho đập và khu vực hạ du. Trong đó ngoài tác nhân quan trọng là mưa lũ còn có các tác nhân khác tác động vào bất kỳ thời gian nào trong năm, kể cả trong mùa khô. Kế hoạch được lập cụ thể và chi tiết hơn trên cơ sở kế thừa các phương án phòng chống lụt bão và căn cứ vào bản đồ ngập lụt được lập cho và khu vực hạ du hồ với các kịch bản xả lũ lớn và các tình huống vỡ đập trong điều kiện có lũ và cả khi không có lũ.
Kế hoạch này là một trong những nội dung thuộc hợp phần an toàn đập mà nhà tài trợ đặt ra cho dự án VWRAP. Vì vậy, mười đập được nâng cấp trong Dự án VWRAP đều đã lập EPP.
Trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng phổ biến kế hoạch này. Điều đó giúp cho họ chủ động phòng chống một cách có hiệu quả hơn các rủi ro tiềm tàng mà đập có thể mang lại. Ngân hàng Thế giới muốn thông qua dự án này để Việt nam áp dụng thí điểm và rút kinh nghiệm để từng bước đưa vào áp dụng rộng rãi EPP cho các đập.
Trong chương này, Sổ tay Ạn toàn đập giới thiệu nội dung yêu cầu và phương pháp lập EPP. Nội dung cơ bản dựa trên tài liệu “Hướng dẫn lập Kế hoạch Chuẩn bị trong trường hợp Khẩn cấp” do tư vấn Hỗ trợ Kỹ thuật dự án (TA) biên soạn đã được
Bộ NN&PTNT và WB thông qua để áp dụng cho VWRAP. Thông qua các kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra từ việc lập EPP cho mười đập đầu tiên, các nội dung đã được bổ sung, điều chỉnh và sắp xếp lại để phù hợp với đặc điểm chung của các đập ở Việt Nam và thuận tiện cho việc áp dụng.
Việc nghiên cứu, tính toán lập EPP thuộc một số bài toán chuyên sâu về thủy văn và các mô hình thủy lực. Phương pháp giải các bài toán này hiện đã được phát triển thông qua các mô hình và phần mềm tính toán. Do vậy, Sổ tay An toàn đập không đề cập chi tiết các nội dung này. Khi lập EPP tư vấn có thể tham khảo ở các tài liệu khác tùy theo yêu cầu và mức độ chính xác mà bài toán đặt ra.
Tổng hợp các chương đã được đăng ở phần trước
Sổ tay An toàn đập | ||
Chương 1 |
Chương 2 |
Chương 3 |
Chương 4 |
Chương 5 |
Chương 6 |
Chương 7 |
Chương 8 |
Chương 9 |
|
|