» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81579828

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Lạm bàn về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.[24/02/13]
Quá trình thực thi nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế-xã hội của đất nước là một chuỗi các hoạt động và triển khai liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi tầng lớp trong xã hội, và để thực thi nó, nhiều khi phải bắt gặp và xử lý nhiều nghịch lý, nhiều mâu thuẫn

LẠM BÀN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG  VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tô Văn Trường

Quá trình thực thi nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế-xã hội của đất nước là một chuỗi các hoạt động và triển khai liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi tầng lớp trong xã hội, và để thực thi nó, nhiều khi phải bắt gặp và xử lý nhiều nghịch lý, nhiều mâu thuẫn. Theo cả nghĩa đen và bóng, chỉ riêng lĩnh vực phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vẫn luôn tồn tại mâu thuẫn và nghịch lý.

Hội nghị Stockholm 1972 được xem là hội thảo quốc tế đầu tiên để giải quyết vấn đề môi trường  cho rằng:  Mặc dù xét riêng từng trường hợp cụ thể thì có sự xung đột giữa các ưu tiên về môi trường và phát triển, chúng thực ra chỉ là hai mặt của một đồng xu. Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mản được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thoả mản các nhu cầu của họ”.  Định nghĩa này cho đến nay được xem là định nghĩa phổ biến nhất về phát triển bền vững.

Ba yếu tố được Liên Hiệp quốc coi như ba cột trụ của một quốc gia là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, và bảo vệ mội trường.  Đảng cộng sản Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006, trong bài học về phát triển nhanh và bền vững, đã nêu 6 yếu tố là : tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, thực hiện dân chủ, phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, trang 178-179).

Một số nhà nghiên cứu đề ra 12 yếu tố của một quốc gia là Dân chủ chính trị; Tăng trưởng kinh tế;  Phát triển văn hoá; Cải cách giáo dục; Phát huy khoa học; Tiến bộ xã hội; Bảo vệ một trường; Bảo đảm quốc phòng; Giữ vững an ninh; Chủ quyến quốc gia; Hội nhập quốc tê; Bùng nở con người.

Văn hoá Phương Tây, từ  Cổ Ai Cập, Cổ Hy Lạp cho đến nay, trong nhận thức toàn diện về sự sống, đặc biệt nhấn mạnh sự người (từng người, từng cộng đồng người, cả loài người), nhấn mạnh chủ nghĩa nhân văn. Văn hoá Phương Đông, đặc biệt là văn hoá Ấn Độ, từ khoảng 10.000 năm nay, coi trọng sự người đồng thời nhấn mạnh sự sống toàn diện, gồm thành tố người và các thành tố phi người của sự sống chỉ trên hạt bụi nhỏ nhoi là trái đất, các thành tố phi người của sự sống là cát bụi, đất đá, nước lửa, cây cỏ, côn trùng, cá chim, muông thú, ngày đêm (thời gian trên trái đất), xa gần (không gian trên trái đất) Thành tố người và thành tố phi người, mỗi thành tố đều góp phần tạo nên sự sống trong quan hệ tương tác với nhau nhiều tính chất (có thuận có nghịch), nhiều chiều cạnh (có phức tạp có giản đơn). Rộng ra vũ trụ này và các vũ trụ khác, thì các thành tố của sự sống là cực kỳ đa dạng, vô thuỷ, vô chung, vô biên vô tận. Văn hoá Phương Đông coi sự người, con người, loài người là một thành tố quan trọng của sự sống, nhưng không chủ yếu, không trung tâm, mà bình đẳng, tương kính, tương thân, tương ái với các thành tố phi người của sự sống. Nói gọn một cách thô thiển, thì văn hoá Phương Đông là chủ nghĩa sự sống, trong khi văn hoá Phương Tây là chủ nghĩa nhân văn.

 Môi trường sống của Việt Nam đang bị ô nhiễm. Môi trường theo tôi hiểu không chỉ đơn giản hiểu theo nghĩa truyền thống mà còn là môi trường  văn hoá  xã hội, giáo dục, an ninh vv... Trẻ em đang sống trong môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là văn hoá và đạo đức, không được cách ly bảo vệ, sẽ bị nhiễm độc và hỏng cả một thế hệ.

Môi trường xuống cấp thì các thành quả về phát triển kinh tế không còn ý nghĩa. Nếu môi trường ô nhiễm, bệnh tật tràn lan, bạo lực phổ biến, sức khoẻ giảm sút, rủi ro bất ổn thường trực thì có nghĩa là sự phát triển của đất nước đang bị đe doạ. Vai trò nhận thức của Nhà nước và người dân đặc biệt quan trọng. Khi nhân dân nghèo đi, thì môi trường càng bị lãng quên, hậu quả môi trường ngày càng xuống cấp, để lại hệ luỵ cho phát triển bền vững sau này. 

Một câu hỏi được đặt ra làm thế nào để bảo vệ và phát triển môi trường bền vững ở Việt Nam ta?  Trước hết, cần phân tích hiện nay môi trường nước ta, về từng yếu tố mội trường và ở từng loại địa phương, đang bị ô nhiềm và tàn phá như thế nào, bởi ai, vì sao, đang được bảo vệ và phát triển như thế nào?. Từ đó, mà thấy đúng vấn đề và tìm được giải pháp, xác định rõ công việc về giáo dục, pháp luật, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trừng phạt, công việc của Nhà nước, của nhân dân, của những người chuyên hoạt động về môi trường.̣

Tiếp đến cần quan tâm đâu  là những đòi hỏi hay quy chuẩn khoa học hiện nay về môi trường ( tự nhiên và xã hội ) lành mạnh trên thế giới gồm những gì và với trình độ dân trí , kinh tế hiện nay ở Việt Nam thì áp dụng được bao nhiêu phần trăm những quy chuẩn quốc tế đó là thiết thực và phù hợp?

Một khi xác định được phạm vi của vấn đề trong câu hỏi trên thì đã phần nào làm rõ được vấn đề thứ hai rất quan trọng là động lực của người dân và xã hội trong bảo vệ và gìn giữ môi trường bền vững là ở đâu?. Làm sao để khuyến khích được động cơ đó lâu dài?.  Nhớ lại bài học “khoán 10” trong nông nghiệp hoặc  “phá rào" trong quản lý kinh tế thời Đổi mới để thấy mấu chốt của mọi thành công, vấn đề xác định đâu là điểm tựa cho cây đòn bẩy động lực. Ngày nay, điểm tựa của đòn bẩy có thể gồm cả lợi ích kinh tế và nhu cầu có cuộc sống chất lượng hơn đáp ứng xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa sâu và toàn diện hơn.

Khi đã có chuẩn về môi trường, xác định được động cơ của các chủ thể tham gia hoạt động gây ảnh hưởng lên môi trường thì vấn đề thứ 3 đó là công tác truyền thông cho các chủ thể đó được rõ mọi  khía cạnh của lĩnh vực môi trường. Hoạt động này mang hơi hướng vận động nâng cao dân trí và giác ngộ xã hội công dân về quyền được sống trong một môi trường lành mạnh. Đôi khi nó mang tính gay gắt của những cuộc biểu tình đòi dừng triển khai những dự án hủy hoại môi trường do các tầng lớp dân cư và các tổ chức Xanh tiến hành.

  Thái Lan,  vấn đề môi trường và phát triển bền vững làm khá tốt. Bộ Môi trường của họ từ cách đây hàng chục năm đã có chiến lược phát triển bền vững, rất quan tâm tới môi trường, đặc biệt trong bối cảnh làm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Văn hoá Thái Lan cũng là đóng vai trò quan trọng, khi mà cả tầng lớp tăng ni phật tử (giới lãnh đạo tinh thần quan trọng của người dân Thái) đều cùng tham gia giáo dục và bảo vệ môi trường. 

Ý thức bào vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp quan trọng nhất, vì chính họ là đối tượng trực tiếp tàn phá môi trường. Để có ý thức và tôn trọng môi trường , phải có sự ra tay của luật pháp nghiêm minh, chế tài nặng, không tham nhũng, giáo dục thích đáng và hiệu quả. Ở Úc, trẻ con từ mẫu giáo đã được học về môi trường, không  được vứt rác lung tung ảnh hưởng tới người khác. Khái niệm fairness (công bằng) là một trong trụ cột chính của tư tưởng đạo đức phương Tây.

Để bảo vệ môi trường có những nước họ thực hiện theo kiểu "cầm tay, chỉ việc" cụ thể rất hiệu quả. Ví dụ như ở Lào để bảo vệ sức khỏe chống bệnh giun sán thì tại khu dân cư họ đề rõ khẩu hiệu: “Hãy rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh”. Kèm theo đó là hình ảnh minh họa cho dễ hiểu. Tại Mỹ,  ngay các trạm xăng ở vùng xa hẻo lánh: có chổi, nước rửa xe miễn phí và có ghi rõ nếu không vệ sinh xe, sẽ bị phạt số tiền tùy từng loại xe cụ thể. Trên đường cao tốc biển ở đường ghi rất rõ: sẽ bị phạt 341 USD nếu xe dưới 2 người mà chạy vào làn ưu tiên vv...

Từ thực tế, nhận thấy nền kinh tế Việt Nam cũng đã đi vào vết xe đổ của quá trình công nghiệp hóa coi trọng phát triển kinh tế, dẫn đến các hệ lụy về ô nhiễm môi trường. Nước thải từ các khu công nghiệp có thành phần đa dạng chủ yếu là chất lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và kim loại nặng. Khoảng 60 phần trăm trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế cần phải thể hiện đi từ rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương phát triển đã được phê duyệt  không bị sự chi phối  bởi "tư duy nhiệm kỳ", chủ quan duy ý chí, và "lợi ích nhóm".  Phát triển  bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vẫn là thách đố lớn đối với những người quản trị đất nước. Trong thực tế, dự án cảng tỷ đô Lạch Huyện (Hải Phòng) là ví dụ điển hình về bế tắc của tư duy quy hoạch, lãng phí về kinh tế, và tác hại lớn đến môi trường.  

Nói tóm lại

Trong hệ thống Liên Hiệp Quốc, chiều hướng gần đây nhất là tập trung vào việc chuyển hướng phát triển cho phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.  Trọng tâm chính của việc chuyển hướng đặt nặng vào việc "tăng trưởng xanh" (Green Growth) vì tăng trưởng xanh giúp tăng trưởng kinh tế mà không giảm "carrying capacity" (khả năng chịu đựng được hay khả năng tái tạo) của các hệ sinh thái. Trong khái niệm tăng trưởng xanh, việc quan trọng là khái niệm "decoupling" (tách rời hay làm giảm lệ thuộc tương quan) việc gia tăng yêu cầu xử dụng tài nguyên với quá trình tăng trưởng, cũng như  tách rời việc gia tăng phế thải với quá trình sản xuất.

Có một nhà tư tưởng của Phương Tây từng viết rằng : “Thiên nhiên là cơ thể hữu cơ và vô cơ của con người ở ngoài con người.  Đó là điển hình của văn hoá Phương Tây coi con người là trung tâm của sự sống, thậm chí con người là tất cả sự sống”. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên của vườn Bách thảo cũ, điển hình của môi trường xanh, sạch, đẹp, rộn tiếng chim ca ngay giữa trong lòng thủ đô đầy khói bụi và ngột ngạt!  

Mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thiên nhiên, một vấn đề mang tính chất sinh tử không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cà thế giới. Bởi vậy, người ta mới có câu thơ :

" Nếu tàn phá hết thiên nhiên,

Sách đỏ lại sẽ ghi tên CON NGƯỜI "

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o