» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81579816

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Văn hóa kinh doanh.[18/02/13]
Chủ đề về văn hóa rất rộng. Văn hóa của một đất nước chính là cốt cách của dân tộc trong đất nước ấy. Cốt cách của dân tộc mình đã được cha ông ta đúc kết là “đói cho sạch, rách cho thơm”.

VĂN HÓA KINH DOANH

Tô Văn Trường


Chủ đề
về văn hóa rất rộng. Văn hóa của một đất nước chính là cốt cách của dân tộc trong đất nước ấy. Cốt cách của dân tộc mình đã được cha ông ta đúc kết là “đói cho sạch, rách cho thơm”.

Lâu nay, khi đề cập đến các chiến lược, kế hoạch phát triển văn hóa người ta mới chỉ dừng lại ở mục tiêu xây dựng một  “nền văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc” nhưng lại chưa phân tích theo các cách thức rõ rệt hơn. Chỉ tiêu thì chỉ thấy những thứ mơ hồ như “tỷ lệ đạt danh hiệu gia đình/ cơ quan/ khu phố/ làng văn hóa” rất khó đo đếm hoặc có những chỉ tiêu dớ dẫn như “tỷ lệ gia đình tập thể dục” là những chỉ tiêu khó có được chiều sâu của văn hóa. Trong khi đó các biểu hiện vô văn hóa thì đầy rẫy và rất là hữu hình.

Nói đến bản sắc văn hóa của người Việt cũng không phải dễ dàng. Nhiều du học sinh Việt Nam đã được chứng kiến khi nhà trường tổ chức văn nghệ, thấy sinh viên các nước khác người ta rất dễ dàng khi giới thiệu văn hóa của họ (qua 1 bài hát, 1 điệu múa…), còn ta thường chỉ có áo dài và vẫy nón. Các điệu múa và nhạc dân tộc thì chỉ có lấy từ dân tộc thiểu số (đặc sắc nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc hoặc đồng bào Chăm) chứ  khó tìm được cái gì đại diện chung cho văn hóa Việt Nam.

 Nếu đi sâu về văn hóa kinh doanh đã thấy văn hóa vốn như gien di truyền của một xã hội, cần hiểu rộng hơn trong thời đại toàn cầu hóa thì các nền văn hóa sẽ phải "cọ xát" thậm chí bị lai tạp đi và hiển nhiên một nền văn hóa chung cho nhân loại đã và đang hình thành mang nhiều gien tổng hợp trong khi vẫn tồn tại song hành các nền văn hóa địa phương.

Trên thế giới, người ta nói nhiều đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mối quan hệ doanh nghiệp và cộng đồng. Ngoài ra, còn đề cập đến đạo đức kinh doanh.

 Vì là nước mới làm quen với kinh tế thị trường, Việt Nam vẫn còn quá non nớt trong lĩnh vực này. Một cách đơn giản, có thể hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là các công ty có nghĩa vụ đóng góp xã hội, ngoài sự đóng góp về cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị, cung cấp công ăn việc làm, cung cấp các cơ hội đầu tư, và nộp thuế.

Một quan niệm khác cho rằng: Có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình và tham gia vào các hoạt động để tăng lợi nhuận của mình, miễn là nó nằm trong các quy tắc của trò chơi, tức là tham gia vào cạnh tranh mở và tự do mà không có sự lừa dối hoặc gian lận.

 Trong thời khủng hoảng người ta hay nói đến tác dụng tích cực của khủng hoảng. Đó là thời điểm để người kinh doanh có thể dừng lại, không chạy theo sự quay cuồng của kinh tế thị trường để bình tâm lại, nhìn lại những gì mà kinh tế thị trường đã tác động lên xã hội. Là lúc mà những cái đầu nóng trong kinh doanh suy nghĩ về điều mà họ dường như đã không chú ý đến. Đó là mục đích thực sự của người, (tổ chức, cộng đồng) kinh doanh là để phục vụ người khác, và xã hội. Khi cái mục đích này không được chú ý một cách thích đáng, nó sẽ làm tổn thương người khác và xã hội. Chính trong thời khủng hoảng, nhiều nhà kinh doanh cũng đã biết dừng lại và nghĩ rằng: họ không phải quá lo lắng cho bản thân, và rằng điều đầu tiên họ nghĩ đến là lo lắng cho người khác. Đó là điều đơn giản cho nhà kinh doanh vào thời điểm đó, vì anh ta hiểu rằng, sự tồn tại, và phát triển của kinh doanh là tùy thuộc vào người khác, vào xã hội. Tuy nhiên, liệu suy nghĩ nhất thời đó có phải là mục tiêu cơ bản quyết định của một nhà kinh doanh hay không? Ai cũng biết là không. Kinh doanh hoàn toàn vì lòng vị tha vẫn còn là điều xa vời lắm.

 Vì vậy, xây dựng văn hóa kinh doanh là điều rất quan trọng. Thực tế, văn hóa trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang bị phá vỡ nghiêm trọng. Trong trường hợp không có văn hóa, chúng ta đang cố gắng để điều hành bằng luật và các quy định. Việc đẩy các chi phí về phía xã hội đang có xu hướng giảm đi, nhưng nó lại đẩy sang môi trường, và các công ty quản trị. Một hệ thống ngân hàng được điều hành và quản lý tập trung cao độ sẽ hoạt động tốt hơn.

Các nhà kinh doanh đang phải vật lộn với một thế giới phức tạp. Và cho dù luật hay quy định gì thì cũng không thể bao quát hết mọi khía cạnh của thế giới phức tạp này. Đặc biệt, các nhà kinh tế thì lại thường có cái nhìn đơn giản hóa, thậm chí quá đơn giản hóa. Mà thực tế thì xã hội vốn phức tạp.

Những hoạt động của “quy tắc trò chơi” thường không phải do trọng tài thiên vị. Ở nhiều nước, các luật và các quy định được tạo ra trong một hệ thống chính trị mà một số doanh nghiệp chi những khoản tiền lớn để đảm bảo rằng các quy tắc có lợi cho họ. Ở nhiều quốc gia, các quy tắc đã bị gạt sang một bên để giải cứu các công ty mà nếu nó thất bại thì ngoài khả năng giải cứu của hệ thống tài chính.

Các quy tắc của trò chơi cũng đi theo con đường vượt ra ngoài những tác động của Chính phủ. Nền kinh tế hoạt động trong một tập hợp các chuẩn mực của xã hội về mức lương cho nhân viên và giám đốc, về bình đẳng giới, về nghĩa vụ cộng đồng, thực hiện pháp luật về thuế, về hành vi thích hợp đối với khách hàng – những điều này có thể thay đổi theo thời gian, và có một tác động rất lớn vào sự thành công kinh tế nói chung. Điều cần chú ý là nhà kinh doanh và xã hội phải quan tâm đến những thay đổi của những chuẩn mực xã hội trong kinh doanh này.

Có ý kiến rất hay so sánh các nhà tư bản ngày xưa ( những người bị cách mạng đánh đổ) và các đại gia thời nay. Các nhà tư bản ngày xưa làm ăn dựa trên sự tích tụ nhiều đời, theo đúng bài bản thương trường và có một văn hóa kinh doanh đúng nghĩa, có thể so sánh với các nước. Còn phần lớn các đại gia ngày nay có tính chất giàu xổi, tích tụ của cải không bằng tài năng thương trường mà dựa vào đặc quyền, buôn bán chộp giật, thậm chí lừa đảo.

Đặc điểm dễ nhận thấy, văn hóa kinh doanh chỉ thấy lợi  lộc ngắn hạn trước mắt, không thấy hoặc không quan tâm tới lợi  ích lâu dài, chỉ đánh quả từng “phi vụ” mà ít có sự đầu tư căn cơ, dài hạn.  Họ nhằm vào lợi nhuận chứ không ưu tiên cho việc xây dựng quan hệ đối tác (mất giá thì doanh nghiệp bỏ  nông dân, được giá thì nông dân bỏ doanh nghiệp. Không có văn hóa win-win (hai bên đều thắng). Lối làm ăn chộp giật và ăn xổi khá phổ biến  điển hình như về sụp đổ của thị trường chứng khoán và bất động sản. Nhiều tập đoàn doanh nghiệp nhà nước khôn lỏi, thích đặc quyền đặc lợi, yếu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - trốn thuế, phá hoại môi trường, không đảm bảo an sinh cho người lao động. Kết quả là Việt Nam khó có được một tầng lớp doanh nhân đúng nghĩa và có đủ tiềm lực, sức mạnh cạnh tranh trên thương trường. Ta không chỉ thua về vốn liếng, kỹ thuật kinh doanh ( dù ta có kém thật), cái thua lớn nhất là đã không có được một văn hóa kinh doanh lành mạnh, thiếu một  “cốt cách” của người văn minh.

Trong xã hội nhiễu nhương, ngay cả những doanh nhân có tâm, có tầm cũng chỉ là ẩn số và họ đang ngao ngán trong cái bể lầy văn hóa kinh doanh mà họ là nạn nhân. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ quá bức xúc phải ra "Hiệu triệu văn hóa" gởi kèm trong gói Cà phê Trung Nguyên đọc mà cười ra nước mắt. Những doanh nghiệp rường cột, doanh nhân ưu tú mà vậy thì thương trường, tiểu doanh nhân, thường dân là phải luồn lách để sống hoặc chịu nhục, chịu thiệt mà sống. Tiếng kêu của doanh nhân thay cho nhà chính trị, nhà quản lý nghe sao mà não ruột quá!.

Nâng quan điểm một chút thì văn hóa kinh doanh ngày nay cũng phản ảnh bộ mặt  của văn hóa chung của con người Việt Nam hiện nay.  Thật khó tìm những giá trị văn hóa mà ta có thể yên tâm tự hào. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam từ xưa tới nay cũng có nhiều cái đặc sắc nhưng đang bị mai một vì không được nuôi dưỡng. Dường như trong hơn 50 năm qua, văn hóa Việt Nam cũng bị phá hủy khá nhiều trong khi việc tiếp thu các giá trị văn hóa hay của nhân loại lại rất chậm. Vấn đề bây giờ làm sao nhìn thấy những nét đẹp của văn hóa trong cuộc sống đương đại để làm nó lóe sáng lên "trong đêm trường của sự tha hóa" và kêu gọi lòng hướng thiện của con người, là sự thôi thúc người ta xây dựng tương lai phải tốt đẹp lên cho các thế hệ con cháu mình.


Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o