Thư bạn đọc 9/2008. [18/9/08]
18/09/2008 08:59
Thư bạn đọc 9/2008
Bạn đọc “vnpc1667@yahoo.com” :
Là một độc giả của trang Web , tôi đọc được thông tin về cuốn sách mới " NÔNG DÂN THAM GIA QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA" . Xin hỏi làm cách nào để có thể có được cuốn sách này? Rất mong sớm nhận được thư trả lời. Xin chân thành cảm ơn.
BBT: Để có cuốn sách như được giới thiệu trên /Web/Content.aspx?distid=1060 , bạn có thể liên hệ trực tiếp với tác giả là ông Nguyễn Xuân Tiệp: tiepnx@gmail.com .
Tuy nhiên, hầu hết nội dung cuốn sách cũng như nhiều bài khác có liên quan đến quản lý tưới tiêu đã được đăng tải rải rác trên www.vncold.vn trong các chuyên mục “Tư liệu”, “Ý kiến & bình luận”, “Tin tức & sự kiện”, “Phát triển nguồn nước”,… của phần tiếng Việt như:
Tưới phun
/Web/Content.aspx?distid=1494 , /Web/Content.aspx?distid=1087
/Web/Content.aspx?distid=937 , /Web/Content.aspx?distid=740
/Web/Content.aspx?distid=1211 , /Web/Content.aspx?distid=727
|
và trong chuyên mục “Documents” của phần tiếng Anh:
/En/Web/Content.aspx?distid=465 , /En/Web/Content.aspx?distid=398
ba
Bạn đọc Nguyễn Thế Mạnh (Tổng công ty XD Thuỷ Lợi 4, Công trường Cửa Đạt)
“manhtitvn@yahoo.com” :
|
|
|
| ||||
Tôi xin chân thành cảm ơn về bài viết thật tuyệt này (bài /Web/Content.aspx?distid=1546 “Gửi con nhân lễ Vu Lan”) . Và tôi cũng xin mạn phép sẽ gữi bức thư này cho những người bạn của tôi. Quả thực tôi cảm thấy mình đôi lúc thật xấu hổ khi đọc những dòng này. Xin chân thành cảm ơn. BBT: Xin chuyển lời của bạn đọc tới TS. Tô Văn Trường. ba Bạn đọc "manhtitvn@yahoo.com" : | |||||||
|
|
|
| ||||
Liệu có còn thiếu các công ty thành viên của Tổng công ty XD Thủy Lợi 4. BBT: Rất hoan nghênh các cơ quan, doanh nghiệp và bạn đọc gửi cho chúng tôi những thông tin mới nhất để kịp thời cập nhật các trang của www.vncold.vn ba Bạn đọc Phan Sơn Hải " phansh_nri@vnn.vn " :
Nhà máy thủy điện Trị An | |||||||
|
|
|
| ||||
Bài viết được trình bày dưới dạng một bài báo khoa học, song không hề có các trích dẫn về tài liệu tham khảo cũng như nguồn số liệu cần thiết. Vì vậy, xét trên phương diện một công bố khoa học thì không đầy đủ và tính thuyết phục sẽ bị chiết giảm. Về nội dung: Mức độ tiệm cận với thực tế của số liệu dự báo từ một mô hình toán phụ thuộc chủ yếu vào số liệu đầu vào. Ở đây xin nêu ra một số điểm mà bản thân còn băn khoăn trong bài toán Đánh giá bồi lắng hồ Trị An dùng mô hình toán: - Độ chênh mực nước hồ tại thời điểm thấp nhất trong mùa khô với mực nước dâng bình thường cuối mùa mưa (cao trình 62) là rất lớn (hơn 10 m). Do vậy, vùng được coi là đầu hồ (hay đầu nguồn cung cấp trầm tích cho phần hồ phía dưới) thay đổi rất lớn từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa (Vào đầu mùa mưa, cả một vùng đất rộng lớn hàng chụa km2 ở thượng lưu sẽ bị ngập nước vào cuối mùa mưa). Như vậy, biên vùng đầu hồ sẽ dịch dần về phía thượng lưu trong mùa mưa và tiết diện ngang dòng chảy lối vào hồ cũng thay đổi trong cả thời gian này. Điều này dẫn tới sự thay đổi tốc độ dòng chảy tại một vị trí
cố định nào đó ở vùng đầu hồ theo thời gian, kéo theo sự thay đổi ứng suất trượt và chế độ lắng đọng trầm tích tại đó cũng thay đổi theo. Thêm vào đó, tốc độ dòng chảy vào hồ thay đổi liên tục trong một mùa mưa. Hiệu ứng này chưa thấy tác giả đề cập đến trong bài viết, thay vì đó, tác giả chỉ sử dụng số liệu đo của 2 lần (tháng 7 và tháng 9). - Hồ Trị An có diện tích mặt thoáng rất lớn (diện tích hơn 300 km2 với chiều dài hơn 30km và chổ rộng nhất hơn 12km), do đó mặt hồ sẽ bị tác động của gió theo các mùa khác nhau, gây ra sóng và các dòng chảy cục bộ (tương tự như bài toán đối với vùng ben biển hoặc cửa sông). Ở vùng đầu hồ thì hiệu ứng này không đáng kể so với dòng chảy từ sông suối vào. Tuy nhiên, ở vùng giữa hồ, khi mà động lực gây ra dòng chảy ở đầu hồ trở nên yếu đi, thì hiệu ứng này sẽ trở nên quan trọng. Vấn đề này chưa thấy tác giả đề cập đến và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó. - Phần lớn hồ chính có độ sâu từ 10 - 15 m và hồ phụ có độ sâu 20 - 25 m (tại cao trình 62). Với độ sâu này, gradient nhiệt độ khá lớn từ trên mặt đến đáy hồ. Do sự chênh nhiệt độ này mà dòng chảy sẽ bị phân tầng (nước cấp vào hồ từ thượng nguồn sẽ có nhiệt độ khác biệt với nước đáy hồ tại vùng sâu gây ra hiệu ứng phân tầng dòng chảy). Như vậy, để mô tả tốt chế chệ dòng chảy và chế độ trầm tích đối với hồ Trị An, cần thiết lập mạng lưới đo dòng chảy và mật độ phù sa lơ lững khá dày và đo theo profin (phân bố theo độ sâu nước). Trong tính toán này, không thấy tác giả trình bày các số liệu đo đạc kiểu như vậy mà chỉ đưa ra vận tốc trung bình. - Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra giá trị tốc độ bồi lắng trong 10 năm cho toàn hồ và cho một số vùng đặc trưng. Tuy thế, không thấy tác giả đưa ra số liệu quan trắc lượng vật rắn chảy vào hồ trong suốt 10 năm đánh giá này. Nếu tác giả trình bày phương pháp tính toán chi tiết thì bài viết sẽ có sức thuyết phục và giá trị cao hơn nhiều.
|