» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81268129

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Tưới tiết kiệm nước và tiết kiệm nước tưới [5/5/07]
-

TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC

TIẾT KIỆM NƯỚC TƯỚI

                                                              Nguyễn Xuân Tiệp 1

    

    Trong những năm gần đây hạn xẩy ra liên tục. Theo báo cáo của Cục Thuỷ lợi Bộ Nông nghiệp và PTNT "...Vụ đông xuân 2003 - 2004 là vụ hạn hán nghiêm trọng nhất trong 40 năm qua  ở các  tỉnh   Miền  Trung,  Đồng  bằng  Bắc  bộ ..."    và hiện nay hạn đang tiếp tục ở Miền Trung và Tây nguyên

    Trước tình hình trên, nhiều người đã đặt ra câu hỏi là : " Hạn hán ở nước ta không còn là hiện tượng đột xuất, vì năm nào cũng xẩy ra hạn hán tuy mức độ có khác nhau. Đã biết như vậy, nhưng tại sao vẩn cứ để xẩy ra. Cơ quan chuyên ngành (?) với trách nhiệm dược giao đã làm gì ? và đã đề ra được biện pháp gì để giải quyết vấn đề hạn một cách hiệu quả nhất ?.."     

  Thực tế hạn đã mang "tính thời sự" và cách giải quyết lâu nay theo hướng  " tình thế", hạn xẩy ra lúc nào, vùng nào, thì tập trung giải quyết lúc đó và vùng đó. Thậm chí sau khi có mưa thì hạn mới chấm dứt và bài học được rút ra là đã " chống đỡ kịp thời ". Đó cũng là bài học muôn thuở. Nói đúng hơn là đã có kế hoạch để chống hạn khi đã có hạn xẩy ra, đã phần nào hạn chế được thiệt hại. Nhưng do chưa có một"chiến lược chống hạn" toàn diện, hiệu quả, nên hạn vẩn trở thành mối đe doạ thường xuyên. Đặc biệt khi hạn nặng, kéo dài xử lý lúng túng, gây tổn thất đối với sản xuất và đời sống

   Qua điều tra thực tế cho thấy diện tích hạn phần lớn ( trên 50% tổng số diện tích bị hạn ) thuộc vùng ngoài hệ thống công trình thuỷ lợi ( công trình kiên cố ). Hạn trong hệ thống thuỷ lợi chủ yếu tập trung vào diện tích vùng cuối kênh.

   Hạn do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan ( thiếu nguồn nước tưới do chưa có công trình thuỷ lợi, hoặc có công trình thuỷ lợi, nhưng do quản lý yếu kém, công trình xuống cấp, không có chủ quản lý đích thực, phân phối nước chưa hợp lý, sử dụng nước lãng phí, qui hoạch cơ cấu cây trồng chưa phù hợp với khả năng nguồn nước..), khách quan ( rừng đầu nguồn bị phá hoại, nguồn sinh thuỷ cạn kiệt, thời tiết biến động, khô hạn..). Ngoài ra còn do "cơ chế " ( Nhà nước hộ trợ khi có hạn) nên đã " tạo ra hạn giả tạo" để được cấp kinh phí chống hạn. Nguyên nhân này thường xẩy ra ở những vùng thuận lợi, đã có công trình thuỷ lợi, nhưng quản lý chưa tốt, tuy không phải là nguyên nhân phổ biến, nhưng nó cũng là một nguyên nhân " gây hạn " căng thẳng

    Để góp phần giải quyết hạn, ngoài các biện pháp lâu dài có tính chiến lược như : Đẩy mạnh trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ và phát triển nguồn nước, xây dựng các công trình thuỷ lợi, nhất là xây dựng hồ chứa nước các lọai để trử nước mùa mưa, cấp cho mùa khô   (  tổng dung tích các hồ chứa hiện có mới trử được 5, 8 tỷ m3 tương đương 6-7% tổng lượng dòng chảy trong năm ), vv....cần đẩy mạnh thực hiện hai biện pháp cấp bách trước mắt bao gồm :

1, Biện pháp tưới tiết kiệm nước :

    Trong điều kiện nguồn nước thiếu, nhất là những vùng thường hay bị hạn thì không nên trồng lúa nước, vì đó là loại cây cần nhiều nước nhất ( thường gấp 2-3 lần so với các loại cây khác ) cần phải chuyển đổi thành loại cây yêu cầu nước ít hơn, gọi chung là cây trồng cạn.

   Để sử dụng nước tưới hiệu qủa đối với cây trồng cạn, nhiều nơi ở nước ta đã áp dụng công nghệ tưới tiên tiến như tưới phun, tưới nhỏ dọt..thực hiện phân phối nước, sử dụng nước hợp lý thông qua các thiết bị "đo đếm" bán nước theo m3..nhằm tiết kiệm nước tối đa.

   Trong thời gian gần đây một số tỉnh như Hà tĩnh, Nghệ an, Quảng trị, Tuyên quang, Thái bình.. đã áp dụng thí điểm công nghệ tưới phun mưa cho cây chè, cây hồ tiêu, rau, cây ăn quả..   

   Theo tài liệu tổng kết của 2 năm 2001- 2003 đối với cây chè ở các ở các tỉnh nói trên đã tiết kiệm nước tưới từ 1700 - 2000 m3/ha/ năm, mặc dầu phải tăng số lần tưới từ 6 lên 8 lần trong năm ( chủ yếu tưới vào mùa khô ) nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và năng suất của cây chè .

  Chỉ riêng hai vùng đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long năm 2002 đã có 1.052.774 ha gieo trồng gồm các loại rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả..nếu được tưới bằng các công nghệ tưới nói trên sẽ tiết kiệm được nhiều nước và đem lại hiệu quả lớn hơn

   Như vậy "tưới tiết kiệm nước" là một giải pháp kỹ thuật quan trọng, mang tính chiến lược trong chống hạn, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, nhất là trong điều kiện nguồn nước thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nước tưới .  

2,  Biện pháp tiết kiệm nước tưới : 

    Nước tưới tưới cho lúa yêu cầu khối lượng lớn ( trên 70 tỷ m3/ năm, tương đương gấp trên 25 lần so với tổng lượng nước tưới cho cây trồng cạn ). Nhưng  việc sử dụng nước tưới tưới cho lúa hiện nay còn rất lãng phí. Vì vậy tiết kiệm nước tưới là một yêu cầu cấp bách 

    Theo tài liệu thống kê hiện nay có trên 80 % diện tích gieo trồng được tưới, trong đó có 85% diện tích ( trên 7 triệu ha ) được tưới là diện tích trồng lúa nước.  Hầu hết diện tích này đều thuộc các hệ thống thuỷ lợi lớn, vừa, nhỏ

    Theo kinh nghiệm và căn cứ các qui định tính toán thì lượng nước tưới đối với cây lúa thường vào khoảng từ 10.000-12.000 m3/ 2vụ ( phụ thuộc vào hệ số sử dụng kênh mương - thường là 0,6-0,75 ) và lượng điện tiêu thụ phục vụ tưới và tiêu cả năm bình quân vào khoảng 500 kw.h/ha/2vụ  ( đối với diện tích được tưới, tiêu bằng bơm điện )

     Nhưng qua điều tra thì một số tỉnh ở miền trung lượng nước sử dụng tưới lúa có nơi đã tăng lên gấp trên hai lần so với định mức ( 25.000-30.000 m3/2vụ ). Đặc biệt theo tài liệu điều tra gần đây tại một số trạm bơm điện nhỏ ở một số xã nghèo ở Bắc ninh thì lượng điện tiêu thụ phục vụ tưới ( chưa kể tiêu ) trong 10 tháng đầu năm 2004 đã lên tới gần 700 kw.h / ha gấp gần hai lần lượng điện tiêu thụ bình quân phục vụ tưới ở nhiều nơi khác. Con số này có thể khẳng định lượng nước sử dụng tưới lúa ở đây còn rất lãng phí, không chỉ làm tăng chi phí tiền điện, mà còn gây ra hạn "giả tạo" trong hệ thống, làm thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, dẫn đến năng suất cây trồng thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, làm cho tỷ lệ đói nghèo tăng lên 

       Nếu theo qui trình tưới tiêu cho cây lúa thì khi cấy chỉ cần giữ lớp nước trong ruộng 2 - 3 cm, từ bắt đầu đẻ nhánh đến chín đỏ đuôi, thực hiện tưới nông thường xuyên yêu cầu mực nước trong ruộng lúa luôn luôn là 3 - 7 cm. Riêng trên chân ruộng đất trủng, giàu chất hữu cơ, ruộng chủ động tưới tiêu và có trình độ thâm canh cao, từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh đến lúa chín đỏ đuôi áp dụng tưới nông có lộ ruộng và phơi ruộng 3 lần ( mức độ phơi ruộng sao cho đất có độ ẩm từ 70 - 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng ) Quan sát bằng mắt thấy mặt đất ruộng nứt chân chim thì tưới nước trở lại

    Qua trao đổi với một số nông dân ở một số vùng ở tỉnh Bắc ninh  cho biết họ có thói quen là mực nước trong ruộng lúa lúc nào cũng phải đầy, không thể nhỏ hơn 5 - 7 cm ( thường là 7-10 cm ) và chỉ tháo nước làm  khô ruộng khi chuẩn bị gặt 

     Một phép tính đơn giản từ thực tế trên là nếu thường xuyên giữ lớp nước tưới trong ruộng lớn hơn qui định khoảng 2-3 cm thì lượng nước cần cung cấp cho tưới đã tăng lên 200 - 300 m3/ ha/1lần và lượng nước tưới cả vụ sẽ tăng lên 1500 - 1800 m3/vụ

    Nếu tính toán theo mức trên đối với diện tích được tưới trên 7 triệu ha thì lượng nước tưới đã sử dụng lãng phí khoảng trên 10 tỷ m3 ( lượng nước này gấp 2 lần tổng dung tích hồ chứa hiện có trong cả nước ) chiếm 15 - 16 % tổng lượng nước yêu cầu. Để có được lượng nước này phải có trên 6000 tỷ đồng để xây dựng 20 -25 hồ chứa loại vừa trở lên có dung tích bình quân trên 500 triệu m3/ hồ. Con số này tuy là cực đoan, nhưng đã nói lên tính cấp bách của việc tiết kiệm nước tưới. Thực tế hiện nay do lãng phí nước trên kênh, nhất là đầu kênh nên để tưới hết diện tích trên 7 triệu ha lúa nói trên, người nông dân phải thực hiện các biện pháp hộ trợ khác ( bơm, tát..) mới đảm bảo cấp đủ nước tưới ( nhất là vùng cuối kênh ) đã làm cho chi phí thực tế của quản lý tăng gấp nhiều lần 

    Nếu căn cứ vào thực trạng trên có thể khẳng định rằng bình quân tổn thất nước trong các hệ thống thuỷ lợi của cả nước là : 40 - 50 %  trong đó tổn thất do kỹ thuật tưới chưa phù hợp ( do sử dụng nước không hợp lý ) chiếm 15 -16%, còn lại 25 - 34 %  tổn thất do quản lý nước, quản lý công trình yếu kém ( công trình hư hỏng, quản lý nước chưa tốt gây tổn thất nước lớn..)

   Qua điều tra thực trạng ở một số xã nghèo thuộc hệ thống Nam Đuống thuộc Tỉnh Bắc ninh gần đây thì công trình, kênh mương ở cấp cơ sở thuộc phạm vi xã, thôn đã xuông cấp nghiêm trọng ( kênh bị bồi lắng, bờ bị sạt lở, bị đào xẻ, cỏ mọc, rác được vất xuống kênh làm tắc nghẹn dòng chảy, nước rò rỉ..), thậm chí kể cả kênh đã được kiên cố hoá cũng trong tình trạng tương tự và diện tích vùng cuối kênh thường xuyên bị hạn, nhất là thời kỳ khô hạn có yêu cầu tưới đổ ải đồng loạt thì hạn trở nên gay gắt hơn

    Thực tế hạn năm 2003 ở đồng bằng sông Hồng xẩy ra căng thẳng, khi mực nước sông Hồng tại Hà nội xuống mức dưới 2m, hầu hết các trạm bơm không hoạt động được, nhưng khi điều chỉnh mực nước lên đến  trên 2,5m nhiều trạm bơm nhất là các trạm bơm lớn ( như trạm bơm La khê, Hà tây) cũng không thể vận hành hết số máy hiện có theo thiết kế, vì cửa khẩu bị bồi lắng, không đủ nước vào. Tuy nhiên nếu như bơm đủ số máy, mở hết khẩu độ cống lấy nước thì kênh mương cũng không tải được lượng nước theo thiết kế, do bồi lắng không não vét, sạt lở..và lúc đó " hạn" vẩn xẩy ra cuối kênh

     Để sử dụng nước tiết kiệm  một số Hợp tác xã nông nghiệp ở một số tỉnh miền trung làm dịch vụ tưới đã thực hiện thu tiền nước tưới cho lúa theo yêu cầu sử dụng thông qua qui chế " hai giá", dùng nước nhiều phải trả tiền nhiều và ngược lại..đã tiết kiệm được nước, sử dụng nước đạt hiệu quả cao.

    Để thực hiện được hai biện pháp cũ thể nêu trên ( tưới tiết kiệm nước và tiết kiệm nước tưới ), một số địa phương được hộ trợ của nhà nước, đã đổi mới công nghệ tưới, củng cố tổ chức quản lý, nhất tổ chức hợp tác dùng nước ở cơ sơ..nhằm phát huy vai trò của người dân tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa công trình, mua và lắp đặt các thiết bị..thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" Nông dân phải được giao quyền quản lý công trình trên địa bàn, được đào tạo, hướng dẫn nâng cao hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật quản lý công trình, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, được bàn bạc qui hoạch thuỷ lợi, qui hoạch về cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nướcvà yêu cầu phát triển kinh tế trong vùng... Các cơ quan chuyên ngành, chính quyền các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách, thực hiện thu tiền nước theo m3 nước sử dụng..tạo hành lang pháp lý thực hiện việc chuyển giao các công trình thuỷ lợi có qui mô thích hợp cho nông dân quản lý thông qua các tổ " chức hợp tác dùng nước " do họ lập ra , đảm bảo tự chủ được về tài chính cho vận hành, duy tu, bảo dưỡng, hoạt động hiệu quả và bền vững...Đồng thời phải xây dựng được chiến lược chống hạn toàn diện, trên cơ sở chiến lược phát triển thuỷ lợi, phát triển tài nguyên nước khác với kế hoạch chống hạn trên cơ sở của kế họach phát triển thuỷ lợi..như lâu nay đang thực hiện

 

            ( Đăng Tạp chí TNT - WATER RESOURCES -Hội TLVN ( VIWARDA )

                                                  trang 45. Số 2-2005) 

 

  (1)

       Nguyên Phó Cục trưởng cục Thuỷ lợi- Bộ NN và PTNT

       Thành viên sáng lập tổ chức màng lưới PIM của Việt nam ( VNPIM )

       Thường trực văn phòng VNPIM ( 1998 - 2004 )

       Phó Giám đốc Trung tâm KHCN và Phát triển TNN ( từ 2004)

       Chuyên gia PIM thuộc dự án Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước lưu vực sông Srepok , DANIDA- MARD ( từ 2005)

       Mobi : 0913087595 , E-maill : tiepnx@gmail.com, tiep_moa2004@yahoo.com

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o