» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81283763

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Suy thoái tài nguyên nước tại tỉnh Hà Nam [15/5/07]
-

Suy thoái tài nguyên nước tại tỉnh

hµ nAM *

CHI CỤC THỦY LỢI HÀ NAM

          Từ những năm 2000 trở về trước, do điều kiện dân số còn ít, kinh tế xã hội chưa phát triển,  điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lượng nước còn dồi dào, người ta vẫn quan niệm nước là một kho vô tận không bao giờ hết nên từ ý thức người dân đến các chế độ chính sách của Nhà nước không quan tâm đến vấn đề quản lý, đặc biệt là việc bảo vệ môi trường  chất lượng nước.

          Trong những năm gần đây do sự bùng nổ về dân số, Tài nguyên thiên nhiên như rừng bị khai thác cạn kiệt, điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùng nước ngày càng tăng, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, sự tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh, cộng với thiên nhiên ngày càng biến đổi khắc nghiệt dẫn đến tình trạng nguồn nước ngày càng khan hiếm, cạn kiệt. Nếu trong thời gian này chúng ta không nhìn nhận nước là tài nguyên quý giá, phải có biện pháp bảo vệ sẽ dẫn đến tình trạng chiến tranh để giành nguồn nước phục vụ cuộc sống.

          1. Thực trạng và biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn Hà Nam.

  Ô nhiễm nghiêm trọng tại sông Nhuệ
Hà Nam là 1 tỉnh vùng chiêm trũng, thuộc lưu vực sông Hồng, địa hình lòng chảo, phía Tây là dãy núi đá vôi, phía đông  giáp sông Hồng.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 85.169 ha. Trong đó : Đất nông nghiệp 51.901 ha, đất canh tác 43.757 ha. Dân số toàn tỉnh 820.643 người.

Nguồn nước tưới tiêu chính trên địa bàn tỉnh là sông Hồng và sông Đáy

Tổng lượng nước đến trên sông Hồng khoảng 90 tỷ m3/năm.

Tổng lượng nước đến trên sông Đáy khoảng 1,5 tỷ m3/năm..

Các con sông nội đồng như sông Nhuệ, sông Châu Giang ....không có nguồn sinh thuỷ, lượng nước cấp chủ yếu là qua sông Hồng, sông Đáy.

Tổng lượng nước theo yêu cầu hiện tại khoảng hơn 800 triệu m3/năm, trong đó nước cho nông nghiệp chiếm khoảng 79%, còn lại là của các ngành khác.

Là 1 tỉnh thuộc tiểu lưu vực sông  Đáy, nằm trong lưu vực sông Hồng, Hà Nam cùng với 5 tỉnh thành khác trong tiểu lưu vực là Hà Tây, Hà Nội, Hoà Bình, Nam Định, Ninh Bình chịu ảnh hưởng rất lớn của dòng sông Đáy.

          Đối với Hà Nam, sông Đáy và sông Nhuệ đảm bảo cung cấp nước tưới cho 40% và tiêu cho hơn 70% diện tích, tuy nhiên trong những năm gần đây, vào những tháng mùa khô, các sông này đều ở trong tình trạng thiếu nguồn. Mực nước trên các sông đều  rất thấp. Liên tiếp trong các năm từ 2004-2007, trong tháng 1,  mực nước trên sông Nhuệ  tại Nhật Tựu chỉ dao động ở mức (+0,7)¸(+1,0) m, ở Điệp Sơn từ (+0,6) ¸(+0,8) m, thấp hơn quy trình vận hành hệ thống từ 1,5 ¸2,3 m; mực nước sông Đáy ở Nhâm Tràng có khi xuống 0 m  thấp hơn quy trình vận hành  0,5 m.

          Đối với sông Hồng, tuy nguồn nước có phong phú hơn nhưng vào các tháng mùa khô, có lúc mực nước trên sông Hồng tại Như trác cũng chỉ đạt (+0,4) m, vì vậy rất khó khăn cho việc lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân.

          Không những mực nước trên các sông thấp, mà chất lượng nước cũng bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là nước trên sông Nhuệ, sông Đáy. Theo tài liệu quan trắc, trong những năm gần đây chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy trên địa bàn tỉnh ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng,  hàm lượng các chất độc hại trong nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy trên địa bàn tỉnh đều cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn Việt Nam. Cá biệt một số đợt ô nhiễm nặng, hàm lượng amoniac (NH4+ ) trong nước cao gấp 150-300 lần so với tiêu chuấn A - nước sinh hoạt (TCVN5942-1995), các chỉ tiêu BOD, COD đều cao gấp 1,5¸5 lần so với tiêu chuấn nước sinh hoạt, cao gấp 1¸2 lần so với tiêu chuẩn B- nước cho sản xuất nông nghiệp.

          Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã gây thiệt hại đáng kể về các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc  gia cầm. Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ  con người, là nguyên nhân gây ra các bệnh đường  ruột, bệnh về mắt và đặc biệt là ngày càng có nhiều làng ung thư xuất hiện.

          Trong khi nguồn nước ngày càng khan hiếm thì tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng đã làm cho tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn, nguồn nước có, song do ô nhiễm không thể cấp cho sinh hoạt, tưới cho hoa màu và nuôi trồng thuỷ sản được.

          Mặc dù nông nghiệp chiếm tới 79% nhu cầu nước nhưng các hệ thống thuỷ lợi vẫn ở trong tình trạng cũ kỹ, lạc hậu, hệ thống kênh mương bị rò rỉ, tổn thất quá nhiều nên hiệu quả khai thác không cao. Các  cơ chế cho việc thanh tra, giám sát việc khai thác và bảo vệ TNN chưa được triển khai đồng bộ.

          Không những nguồn nước mặt mà nguồn nước ngầm cũng đang ở trong tình trạng bị suy thoái nghiêm trọng. Đặc biệt là hàm lượng asen trong các mẫu nước ngầm ở Hà Nam nói riêng và khu vực đồng bằng Bắc bộ nói chung đều cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó việc khai thác nước ngầm cũng chưa  có quy hoạch hoàn chỉnh, tình trạng người dân tự khoan giếng diễn ra khắp nơi nên tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân dẫn sự suy thoái TNN.

Khách quan:

          Do thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp. Liên tiếp trong các năm gần đây tình trạng hạn hán, thiều nước luôn xảy ra. Lượng mưa trung bình năm nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 200-500 mm. Trong khi đó vào mùa mưa bão lại có những trận mưa vượt tần suất thiết kế của công trình, gây úng ngập.

          - Do yêu cầu sản xuất ngày càng cao, nhu cầu dùng nước của các ngành đều tăng.

          - Sự phát  triển nhanh của các khu công nghiệp, khu đô thị đã phá vỡ quy hoạch cũ. Trong khi đó quy hoạch mới chưa được xem xét 1 cách  toàn diện, kịp thời.

          - Do điều  kiện  kinh tế còn  khó  khăn nên thiếu kinh phí để tu bổ, nâng cấp công trình  và để thực hiện các biện pháp nhằm để bảo vệ, khai thác TNN

Chủ quan:

          - Do con người đã tác động vào thiên  nhiên, xây dựng hồ, đập, điều tiết dòng chảy. Tình trạng chặt phá rừng tràn lan làm giảm độ che phủ vv...

          - Tình trạng sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật

          - Tình trạng xây dựng công trình tràn lan, không theo quy hoạch.

          - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa thực sự sâu rộng, đa số người dân vẫn chưa ý thức được phải bảo vệ TNN, tình trạng vi phạm Pháp luật về TNN còn diễn ra khá phổ biến như xả nước thải vào nguồn nước mà không xin phép, xả các chất độc hại vào nguồn nước vv...

          - Các cơ chế kiểm tra, giám sát việc khai thác TNN chưa đồng bộ, việc phối hợp đa ngành trong lĩnh vực khai thác TNN chưa đạt hiệu quả cao.

3. Những biện pháp đối phó.

Để đương đầu với sự suy thoái TNN cần thực hiện 1 số biện pháp sau:

- Cần tổ chức, quản lý khai thác TNN theo lưu vực sông (LVS). Muốn vậy nhất thiết phải lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông. Nội dung của quy hoạch lưu vực sông theo Luật TNN đã ban hành (gồm lập, trình duyệt, theo dõi thực hiện quy hoạch  LVS,  giải quyết tranh chấp về TNN...).

- Xây dựng và tổ chức mạng lưới bảo vệ và khai thác TNN từ Trung ương đến địa phương. Gồm xây dựng về cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp luật, lực lượng tổ chức thực hiện và phải có cơ chế đủ mạnh để tổ chức quản lý lưu vực sông thực thi nhiệm vụ.

- Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành , giữa quản lý quy hoạch và các đơn vị sử dụng nước cho đến tận người dân

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về TNN trong nhân dân

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất để tiết kiệm nước, giảm ô nhiễm.

- Không ngừng nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi để đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh.

- Tăng cường công tác phối  hợp đa ngành trong quản lý, khai thác TNN. Đặc biệt là trong việc quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề, khu đô thị với quy hoạch xử lý nước thải. Kiên quyết xử lý các trường hợp không tuân thủ pháp luật về xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn.

4. Kiến nghị

Để quản lý tốt TNN chúng tôi xin kiến nghị:

- Phải nghiên cứu kỹ và có sự thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực TNN, từ khâu quy hoạch đến đầu tư xây dựng và khai thác sử  dụng 1 cách đồng bộ, trong đó vai trò của tổ chức quản lý lưu vực sông phải được tăng cường, củng cố và tổ chức lưu vực sông phải có thực quyền để thực thi  pháp luật

- Đầu tư kinh phí để  phát triển TNN  1 bền vững, từ trồng rừng phòng hộ đầu nguồn  đến xây dựng và khai thác công trình thuỷ lợi phục sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về TNN.

- Cùng với công tác tuyên truyền cần phải  kiên quyết trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về TNN, có như vậy mới dần hình thành ý thức bảo vệ TNN trong nhân dân.

 


_________________________

* Hội thảo ”Suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông” do Mạng lưới Cộng tác vì Nước của Việt Nam (Vietnam Water Partnership) tổ chức tại Hà Nội ngày 8/5/2007




Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o